Điểm nghẽn của ngành dệt may trong EVFTA

20:30 | 16/06/2020

DNTH: Khả năng tận dụng hiệp định EVFTA của ngành dệt may phụ thuộc rất nhiều vào cam kết "xuất xứ từ vải".

Cụ thể, những sản phẩm xuất sang EU phải có vải được cung ứng từ Việt Nam, EU hoặc quốc gia đối tác của hiệp định EU là Hàn Quốc. Thế nhưng, đây cũng chính là điểm nghẽn của ngành dệt may Việt Nam hiện nay.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo bà Mai (Giám đốc Công Ty TNHH Sản Xuất Thời Trang Thanh Hà H.A) ưu đãi từ EVFTA giúp DN giảm thuế 12%. Thế nhưng, việc nhập vải từ Trung Quốc đã giúp doanh nghiệp giảm tới 50%. Do đó, theo bà, EVFTA chỉ đủ sức hút khi công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh hơn nữa.

Thống kê cho thấy, hiện mới chỉ có hơn 11% doanh nghiệp dệt may Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn GSP, một bộ tiêu chuẩn gần như tương đồng với EVFTA, nghĩa là khả năng tận dụng được ưu đãi của doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn rất thấp.

Nhà máy nhuộm của Công ty Dệt lụa Nam Định mới đi vào hoạt động từ đầu năm nay, tiêu tốn hơn 200 tỷ đồng. Nếu công suất không đạt mức tối đa từ 700.000 đến 1 triệu m2 vải mỗi tháng, thì doanh nghiệp không đảm bảo trả được lãi vay ngân hàng. Đại diện doanh nghiệp ví von đầu tư vào nhuộm cũng như một canh bạc.

Công nghệ mới nhất, nhưng vẫn phải nhập máy móc đã qua sử dụng và mở rộng nhà máy theo kiểu cuốn chiếu, tất cả nhằm tối giản chi phí trong khi chờ đợi thêm vài năm nữa để gây dựng niềm tin từ đối tác mới. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt còn phải giải bài toán môi trường.

Không ít ý kiến cho rằng, với triển vọng thu hút đầu tư từ EVFTA, Chính phủ và địa phương cần phải cùng hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp dành cho khâu nhuộm hoàn tất, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo không ảnh hưởng môi trường của địa phương.

T.H

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN