Điểm sáng trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm

17:53 | 29/06/2023

DNTH: Sáng ngày 29/6, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng chủ trì cuộc họp báo.

Điểm sáng tăng trưởng dịch vụ, du lịch 

Thông tin tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2023 ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II/2020 - giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011 - 2023.

Trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,13%, đóng góp 11,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 78,85%.

Theo bà Hương, nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong 6 tháng qua. Trong đó các ngành dịch vụ thị trường như: bán buôn và bán lẻ tăng 8,49% so với cùng kỳ năm trước; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,18%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,13%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 15,14%.

z4474613572123_f61f53001698fa38475012a9c4598867
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,62%; khu vực dịch vụ chiếm 43,25%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,81% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,21%; 38,00%; 41,85%; 8,94%).

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,68% so với cùng kỳ năm 2022; tích lũy tài sản tăng 1,15%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,0%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 13,20%.

Những gam màu sáng trong bức tranh nông nghiệp 6 tháng đầu năm

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II và 6 tháng đầu năm 2023 phát triển ổn định. Sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định do tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Sản xuất lâm nghiệp đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, thu hoạch gỗ đến kỳ khai thác. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan do áp dụng mô hình nuôi tôm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Theo Tổng cục Thống kê,  diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước năm 2023 đạt 2.952,5 nghìn ha, bằng 98,7% vụ đông xuân năm trước. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân của cả nước ước đạt 68,4 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước. Mặc dù diện tích gieo cấy giảm nhưng năng suất tăng cao nên sản lượng lúa đông xuân cả nước năm nay tăng so với vụ đông xuân năm trước, ước đạt 20,2 triệu tấn, tăng 231,9 nghìn tấn.

Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm 6 tháng đầu năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước: Chè búp đạt 523,2 nghìn tấn, tăng 1,7%; cao su đạt 413,5 nghìn tấn, tăng 2,3%; điều đạt 353,2 nghìn tấn, tăng 9,7%; hồ tiêu đạt 250,1 nghìn tấn, tăng 1,7%. Sản lượng một số cây ăn quả: Xoài đạt 616 nghìn tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; cam đạt 514,4 nghìn tấn, tăng 4,8%; sầu riêng đạt 367,6 nghìn tấn, tăng 18,3%.

Chăn nuôi trâu, bò trong 6 tháng đầu năm 2023 phát triển ổn định. Trong đó, chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt, dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn cần theo dõi sát tình hình thị trường, các cơ quan chức năng cung cấp thông tin kịp thời, kiểm soát tình hình chăn nuôi tại địa phương, không nên tăng đàn ồ ạt dẫn tới tình trạng dư thừa nguồn cung, giá bán giảm sâu gây thua lỗ cho người chăn nuôi.

Diện tích rừng trồng mới tập trung 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 125,5 nghìn ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 45,9 triệu cây, tăng 5%; sản lượng gỗ khai thác đạt 8.806,1 nghìn m3, tăng 3,7%. Diện tích rừng bị thiệt hại của cả nước 6 tháng đầu năm là 1.168 ha, tăng 92,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị chặt, phá là 624,7 ha, tăng 7,4%; diện tích rừng bị cháy là 543,4 ha, gấp 22,5 lần.

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 4.270,5 nghìn tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước (quý II/2023 đạt 2.370,4 nghìn tấn, tăng 1,6%), bao gồm: Cá đạt 3.093,2 nghìn tấn, tăng 1,6%; tôm đạt 538,1 nghìn tấn, tăng 3,5%; thủy sản khác đạt 639,2 nghìn tấn, tăng 1,1%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng 6 tháng đầu năm ước đạt 2.336,4 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước (quý II/2023 đạt 1.311,2 nghìn tấn, tăng 2,5%). Sản lượng thủy sản khai thác 6 tháng đầu năm ước đạt 1.934,1 nghìn tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước (quý II/2023 đạt 1.059,2 nghìn tấn, tăng 0,5%).

Đời sống của hộ dân cư trong 6 tháng đầu năm 2023 duy trì ổn định

Đại diện Tổng cục Thống kê cũng cho biết, theo khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư, đời sống của hộ dân cư trong 6 tháng đầu năm 2023 được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2022 khi tỷ lệ hộ dân cư đánh giá có thu nhập trong 6 tháng đầu năm nay không thay đổi và tăng lên so với tháng cùng kỳ năm 2022 là 94%, tăng 15 điểm phần trăm so với kỳ báo cáo 6 tháng năm 2022. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được các cấp từ trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện.

Tính đến thời điểm ngày 30/5/2023 có 6.014/8.211 xã (73,24%) đạt chuẩn nông thôn mới, có 1.301 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 156 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã; có 258 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 40% tổng số huyện cả nước. Có 19 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN