Diễn biến giá cả đang đi đúng hướng kịch bản đã xây dựng

10:26 | 03/10/2018

DNTH: DN&TH; Tại phiên họp Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ quý III/2018 mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả các mặt hàng thiết yếu, có giải pháp điều hành phù hợp và chuẩn bị các nguồn cung kịp thời nhằm hạn chế việc tăng giá.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp

Tại phiên họp, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cho biết, trong tháng 9, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 0,59% so với tháng 8, sát với kịch bản dự kiến tăng từ 0,6% đến 0,7%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp ghi nhận mức tăng CPI chậm lại so với 6 tháng đầu năm, tính chung 9 tháng qua, CPI tăng bình quân 3,57%.

Báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho thấy, chính sách tiền tệ đang thể hiện vai trò tích cực trong kiểm soát lạm phát, dự báo tới hết tháng 9/2018, lạm phát cơ bản vẫn ở mức thấp, khoảng từ 1,44%. Dự báo cả năm 2018, lạm phát sẽ tăng khoảng 1,5%, thấp hơn mức tăng dự báo 1,6 đến 1,8%...

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá công tác quản lý, điều hành giá tháng 9 và 9 tháng năm 2018 đều được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, các thành viên của Ban Chỉ đạo quyết liệt điều hành, bám sát thực tiễn và tăng tính dự báo, chủ động thực hiện.

Diễn biến của lạm phát tháng 9 và 9 tháng cơ bản trùng khớp với dự báo đưa ra từ  đầu năm. Thành công lớn nhất là vừa điều hành giá nhiều mặt hàng cơ bản theo thị trường, vừa đưa được giá các dịch vụ công, các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo cơ chế thị trường trong bối cảnh biến động của giá hàng hóa thế giới, thiên tai bão lũ diễn biến phức tạp.

Phó Thủ tướng khẳng định, việc điều hành giá các tháng còn lại của năm vẫn có yếu tố thuận lợi, đi đúng hướng kịch bản đã xây dựng. Vấn đề quan trọng là phải chủ động không để xảy ra lạm phát kỳ vọng, giữ lạm phát của năm 2018 ở mức khoảng 3,7 đến 3,95%.

Phó Thủ tướng yêu cầu trong các tháng còn lại của năm 2018, các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả các mặt hàng thiết yếu, có giải pháp điều hành phù hợp và chuẩn bị các nguồn cung kịp thời nhằm hạn chế việc tăng giá. Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tổ chức tốt đấu thầu thuốc tập trung trong kế hoạch 2018, sớm chuẩn bị khung khổ chính sách đấu thầu trong năm 2019, kiên quyết thí điểm đấu thầu vật tư y tế tại Bộ Y tế...

Thành Vinh

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN