Doanh nghiệp chủ động góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế

09:56 | 24/11/2021

DNTH: Các doanh nghiệp (DN) kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế, có tính khả thi cao. Cộng đồng DN, doanh nhân sẽ đóng góp trí tuệ vào chương trình phục hồi kinh tế tổng thể cấp quốc gia, cũng như ở các ngành, các địa phương.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI: các DN kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện của các DN.

Tại diễn đàn doanh nghiệp năm 2022 với chủ đề “nhận diện thị trường và phương thức thích ứng”, do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào chiều 23/11, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, đại dịch Covid - 19 đang gây khó khăn to lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Khảo sát gần đây của VCCI cho thấy, xấp xỉ 94% DN chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, khoảng 71% DN tiếp tục giảm doanh thu so với năm trước đó.

Ngày 11/10/2021, Nghị quyết số 128/NQ-CP do Chính phủ ban hành về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid - 19 chính thức có hiệu lực trong công tác phòng, chống dịch. Nghị quyết này được các DN đánh giá là giải pháp kịp thời, giúp "cởi trói" tinh thần cho DN.

Việc tiêm vaccine đã được đẩy nhanh với hơn 109 triệu liều, tỉ lệ tiêm 1 liều vaccine là gần 90%, 2 liều vaccine là 53,4% dân số từ 18 tuổi trở lên. Ông Hoàng Quang Phòng đồng tình với quan điểm “5K + vaccine + công nghệ là lá chắn an toàn cho toàn dân và cho sản xuất kinh doanh”.

Dưới góc độ vĩ mô, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 với nhiều chỉ tiêu chủ yếu, như mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6 - 6,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...

Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong điều kiện bình thường mới chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian, vì vậy, các DN mong mỏi các cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng được ổn định và có thời hạn phù hợp.

Các DN kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện của các DN, có tính khả thi cao, làm cơ sở để các địa phương, các ngành và các DN xây dựng phương án phục hồi của mình.

Đại diện VCCI khẳng định: cộng đồng DN, doanh nhân sẽ đóng góp trí tuệ vào chương trình phục hồi kinh tế tổng thể cấp quốc gia, cũng như ở các ngành, các địa phương. “Trong nguy có cơ. Cộng đồng DN coi khó khăn là cơ hội, là động lực để nâng cao năng lực quản trị, khả năng ứng phó với các biến động của thị trường, thực hiện chuyển đổi số, cơ cấu lại lực lượng lao động theo hướng bền vững”.

Phân tích về tình hình quốc tế, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Khương dự báo, bức tranh môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu 2022 có các xu thế biến động. Cụ thể, nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục chịu tác động sâu và dài trong năm thứ 3 của đại dịch Covid - 19; nhấn mạnh áp lực tăng trưởng, ổn định và cân bằng xã hội sẽ gia tăng với hầu hết các quốc gia; áp lực lạm phát gia tăng sau nhiều gói giải cứu, hỗ trợ…

TS. Nguyễn Đức Khương chỉ ra, các quốc gia và cộng đồng DN sẽ phải đối mặt với các thách thức sẽ còn tiếp diễn, bao gồm sự gián đoạn sản xuất do đứt gẫy chuỗi cung ứng trong phạm vi khu vực và toàn cầu.

Cùng với đó, các DN buộc phải trải qua quá trình số hóa do các phương thức tiêu dùng, sản xuất, cung cấp, tương tác, công việc thay đổi, cùng tác động của đại dịch Covid - 19.

Ông Nguyễn Đức Khương cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm từ các DN đến từ một số nền kinh tế lớn trên thế giới để có thể thích ứng tốt hơn trước những thách thức. Chẳng hạn, các DN tại Singapore đã đầu tư mạnh mẽ vào số hóa, bao gồm phát triển năng lực kĩ thuật số cho hệ thống doanh nghiệp, số hoá chuỗi cung ứng. Việc đào tạo kỹ năng được các DN Singapore triển khai trên quy mô lớn để giải quyết vấn đề gián đoạn sản xuất, cung ứng và thay đổi việc làm hậu Covid - 19 một cách hiệu quả đối với cả DN và người lao động.

Đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu cho rằng, trong bối cảnh Covid - 19, cần phải có sự phản ứng chính sách nhanh, mang tính chất toàn diện và dự đoán dài hạn. Nghị quyết số 42 về giãn, hoãn thuế năm 2020 là một ví dụ, một thực tiễn rất tốt, vì nghị định này được ban hành trong vòng một tháng, thay vì ít nhất là 1 năm như thông thường.

Tuy nhiên, theo ông Phan Đức Hiếu, thủ tục hành chính truyền thống và ứng dụng công nghệ trong giải quyết thủ tục hành chính hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của người dân, DN trong bối cảnh mới.

Xem link!

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Doanh nghiệp hàng không "sải cánh" mạnh mẽ từ năm 2025

DNTH: Các doanh nghiệp ngành hàng không thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ, với bức tranh tài chính của ACV (cảng hàng không), HVN, VJC (vận tải hàng không), SCS (cảng hàng hóa)... khởi sắc.

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

XEM THÊM TIN