Doanh nghiệp "mắc kẹt" với quy định tạm nhập, tái xuất

15:35 | 23/03/2020

DNTH: Đến hạn tái xuất nhưng không thể qua Lào để “chấm dấu”, bởi nếu đi thì khi trở về chủ phương tiện sẽ phải cách ly 14 ngày khiến nhiều doanh nghiệp đang “mắc kẹt” trong dịch Covid-19 vì quy định tạm nhập, tái xuất.

Mới đây, cục Hải quan Hà Tĩnh phát đi thông báo: Kể từ 7h ngày 19/3/2020, tất cả người dân nhập cảnh (người Lào, người nước ngoài), phương tiện vận tải nhập cảnh, hàng hóa nhập khẩu vào nước Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, cửa khẩu Quốc tế Nậm Phao đều phải thực hiện cách ly 14 ngày để kiểm tra dịch tễ. Tại cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, không cấm người dân xuất cảnh sang Lào nhưng khi quay trở về phải cách ly 14 ngày.

Nội dung này khiến rất nhiều doanh nghiệp, chủ phương tiện hoang mang vì vướng quy định tạm nhập, tái xuất.

Tin nhanh - Doanh nghiệp 'mắc kẹt' với quy định tạm nhập, tái xuất

Các phương tiện qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.

Đang ở khu cách ly tập trung cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, chị Hiền (trú tại thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), là chủ một xe khách BKS Lào chạy tuyến Hà Tĩnh – Lào không khỏi lo lắng: “Xe tôi sắp đến hạn “chấm dấu” rồi. Nếu không sang Lào “chấm dấu”, quá hạn thì sẽ bị phạt. Nhưng nếu sang thì khi tôi trở về sẽ bị cách ly 14 ngày. Giờ đúng thật là chúng tôi không biết phải làm sao”.

Cũng đang ở Khu cách ly cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, anh Bằng (trú tại xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn), là chủ xe tải biển Lào cho hay, vào ngày 19/3 mới đây, xe anh đã đến hạn phải tái xuất sang Lào. Sợ quá hạn sẽ bị phạt nên dẫu biết khi trở về sẽ phải đi cách ly 14 ngày, nhưng anh đành chấp nhận bởi số tiền phạt lên đến 7 triệu đồng/ngày.

"Sáng, tôi đánh xe lên cửa khẩu Cầu Treo sang Lào để “chấm dấu”. Làm xong thủ tục đến chiều tôi trở về là phải đi cách ly 14 ngày. Dịch bệnh khiến công việc buôn bán đình trệ đã mấy tháng nay. Giờ xe không chạy được mà còn bị phạt cả chục triệu đồng thì thà tôi sang rồi về đi cách ly chứ tiền đâu mà nộp phạt. Giờ tình hình dịch bệnh chưa biết kéo dài đến bao giờ, ngồi đây mà tôi đang lo, tháng sau đến hạn "chấm dấu" không lẽ tôi lại tiếp tục sang rồi lại về đi cách ly”, anh Bằng lắc đầu nói.

Tin nhanh - Doanh nghiệp 'mắc kẹt' với quy định tạm nhập, tái xuất (Hình 2).

Phương tiện... đều được phun tiêu độc, khử trùng.

Theo tìm hiểu, trung bình mỗi tháng có khoảng 10.000 lượt phương tiện xuất cảnh và nhập cảnh qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Trước tình hình dịch bệnh kéo dài, không chỉ các chủ phương tiện mà rất nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu sang Lào và Thái Lan cũng đang “mắc kẹt” vì vướng các quy định. 

Liên quan sự việc này, ông Lê Dũng, Chi cục trưởng chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trước đó, cục Hải quan Hà Tĩnh đã thông báo, người dân không bị cấm sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo nhưng khi về sẽ phải thực hiện cách ly 14 ngày. Còn quy định hiện nay của Lào thì sẽ cách ly cả người, cả hàng hóa và phương tiện. Như thế, sẽ thiệt hại rất lớn cho người dân và doanh nghiệp.

“Riêng vấn đề tạm nhập, tái xuất phương tiện chúng tôi rất chia sẻ và hiểu khó khăn cho các chủ phương tiện, doanh nghiệp có xe biển Lào trong tình hình dịch bệnh nhưng theo quy định thì hiện chúng tôi vẫn đang phải thực hiện. Chúng tôi cũng đã có báo cáo với cục Hải quan Hà Tĩnh về vướng mắc này”, ông Dũng nói.

Tin nhanh - Doanh nghiệp 'mắc kẹt' với quy định tạm nhập, tái xuất (Hình 3).

Những ngày gần đây, số lượng lao động từ Lào, Thái Lan về qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo rất đông. Tính đến thời điểm hiện tại, khu cách ly tập trung cửa khẩu này đang có hơn 300 người.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Đinh Văn Hòa, Phó cục trưởng cục Hải quan Hà Tĩnh cho biết, theo quy định tạm nhập và tái xuất phương tiện, xe biển Lào hoặc xe Việt Nam tạm nhập vào Lào (Việt) thì chỉ 30 ngày là phải tái xuất (tạm nhập) về Việt Nam (Lào). Hiện, cục Hải quan Hà Tĩnh vẫn đang thực hiện theo đúng quy định như thế.

Theo ông Hòa, vướng mắc quy định tạm nhập, tái xuất phương tiện là phát sinh mới trong tình hình dịch bệnh, nếu để lâu ngày sẽ là vướng mắc lớn. Nhiều trường hợp cá nhân, doanh nghiệp không thể tái xuất phương tiện, rất cần các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét để có phương án tháo gỡ.

“Chúng tôi đã có báo cáo lên Tổng cục Hải quan. Đây là vướng mắc chung của tất cả các cửa khẩu trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Phương án thì phải bộ ngành Trung ương, Chính phủ mới quyết định được. Vì dịch bệnh kéo dài, đã bắt đầu phát sinh nhiều vướng mắc lớn khác trong công tác xuất nhập khẩu”, vị lãnh đạo cục Hải quan Hà Tĩnh nói.

Theo https://www.nguoiduatin.vn/doanh-nghiep-mac-ket-voi-quy-dinh-tam-nhap-tai-xuat-a469770.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN