Doanh nghiệp Trung Quốc nói gì về tình hình làm ăn sau Covid-19 tại Việt Nam?

10:50 | 13/06/2020

DNTH: Chiều 12/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp một số doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang đầu tư trong các lĩnh vực dệt may, sợi cao cấp, linh kiện động cơ, lốp ô tô ở Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tiếp các lãnh đạo doanh nghiệp đại diện cho hơn 3.000 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết đã sớm có cuộc trao đổi với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, bàn giải pháp hợp tác và chia sẻ về kinh nghiệm phòng, chống COVID-19; hỗ trợ Trung Quốc trang thiết bị y tế trong phòng, chống dịch.

Ông Tao Hui, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Texhong Việt Nam, một doanh nghiệp đầu tư chuỗi sản xuất dệt may lớn tại Việt Nam, cho biết, doanh nghiệp của ông và nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khác tại Việt Nam hoan nghênh việc thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ Việt Nam đưa ra, đồng thời cam kết đóng góp thực hiện mục tiêu này.

Tập đoàn Texhong đã khởi động trở lại toàn bộ 14 dự án, hoạt động trở lại 97%, xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 460 triệu USD, đóng góp gần 95 tỷ đồng vào ngân sách địa phương. Tập đoàn đang mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam ngay trong năm nay, không chỉ tại Quảng Ninh mà còn ở một số địa phương khác.

Cũng trong lĩnh vực dệt may, ông Zhang Kui, Tổng giám đốc Công ty TNHH Brotex Việt Nam cho biết, doanh nghiệp của ông đầu tư trong lĩnh vực sản xuất sợi, có mặt tại Việt Nam từ năm 2012, đến nay đầu tư khoảng 1 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 8.000 người.

Ông Zhang Kui cho biết dù các thị trường xuất khẩu chính của Công ty là châu Âu và Mỹ gặp khó khăn do COVID-19 nhưng Công ty cũng không cắt giảm người lao động. Công ty mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo thuận lợi cho các chuyên gia và lãnh đạo cấp cao của Công ty vào Việt Nam để quản lý công việc.

Ông Tu Peng Yuan, Tổng giám đốc Công ty TNHH Wolong, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực điện khí tại Hải Phòng cho biết doanh nghiệp không bị ảnh hưởng của COVID-19, thậm chí làm ăn hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm 2019. Doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam và thu hút được nhiều doanh nghiệp phụ trợ khác của Trung Quốc cùng đầu tư vào Việt Nam.

Hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc muốn mở rộng đầu tư, Thủ tướng cho biết Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, năm 2019 kim ngạch hai chiều đã đạt 120 tỷ USD, trong đó Việt Nam nhập siêu trên 30 tỷ USD.

Doanh nghiệp Trung Quốc nói gì về tình hình làm ăn sau Covid-19 tại Việt Nam?

Tính lũy kế đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam đến nay có gần 3.000 dự án, với tổng vốn đăng ký gần 21 tỷ USD, tương đương 5,5% tổng vốn đăng ký FDI vào Việt Nam. Trung Quốc đứng thứ 7 trong số 136 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam. Hiện rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn hiệu quả tại Việt Nam, đầu tư đa lĩnh vực. Ngoài ra, hai nước hợp tác tốt trong lĩnh vực du lịch với khoảng 6 triệu khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam.

Với việc dịch bệnh COVID-19 đang được hai nước kiểm soát hiệu quả, Việt Nam đang xem xét mở lại một số tuyến bay thương mại với Trung Quốc, trước mắt là đến Quảng Châu, để thúc đẩy trao đổi hàng hóa, người qua lại giữa hai nước.

Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục giải quyết, tạo điều kiện về xuất nhập cảnh Việt Nam cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao của các nước, trong đó có Trung Quốc.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, đứt gãy các chuỗi sản xuất, Thủ tướng mong muốn có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, góp phần khắc phục tình trạng này. Chính phủ Việt Nam coi thành công của các nhà đầu tư là thành công của Chính phủ Việt Nam.

Thủ tướng đánh giá cao năng lực, thái độ đầu tư nghiêm túc và hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư lớn của Trung Quốc, trong đó có việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tuân thủ quy định bảo vệ môi trường, quan tâm đến công nhân, trong đó có lĩnh vực nhà ở xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và đóng góp cho Việt Nam. Đặc biệt ngay trong bối cảnh khó khăn bởi COVID-19.

Thủ tướng hoan nghênh những doanh nghiệp không cắt giảm lao động. Với các doanh nghiệp này, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền  để qua đó khuyến khích các doanh nghiệp khác của Trung Quốc học tập, làm theo.

Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp, trong đó có việc sớm mở trở lại các chuyến bay, tạo thuận lợi về dịch vụ logistics… Đối với các kiến nghị cụ thể thuộc thẩm quyền các địa phương, bộ, ngành, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các địa phương, bộ ngành sớm giải quyết cho doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam sẽ bảo đảm vĩ mô ổn định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Theo Nhịp sống kinh tế

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?

Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.

Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?

Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...

Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.

Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?

Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.

Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?

Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...

Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn

Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.

XEM THÊM TIN