Doanh nghiệp xuất khẩu chủ động trước khó khăn của thương mại toàn cầu

15:48 | 10/09/2019

DNTH: Trước diễn biến khó lường từ thương mại toàn cầu, nhất là căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, những ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ cũng đứng trước áp lực lớn, đòi hỏi phải có sự linh hoạt, đa dạng thị trường nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, ngành dệt may chịu ảnh hưởng nhiều từ căng thẳng thương mại Mỹ -Trung. Trước đây xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam tăng trưởng nhanh, nhất là thị trường Trung Quốc với hơn 2 tỷ USD/năm. Nhưng gần đây, giảm mạnh bởi xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam sang Trung Quốc khó cạnh tranh được các DN nội địa của Trung Quốc, do Trung quốc phá giá đồng nhân dân tệ.

Trong khi đó, các khách hàng nhận sản phẩm dệt may Việt Nam thì luôn có xu hướng đòi giảm giá; việc thanh toán trả chậm từ một số thị trường xuất khẩu cũng gây khó khăn cho DN.

Theo ông Giang, trước tình hình xuất khẩu xơ sợi sang thị trường Trung Quốc giảm, thời gian qua, các DN Việt Nam đã chủ động đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Đông, Nhật Bản, thậm chí Mỹ.  Nhờ sự linh hoạt của các DN, chính vì vậy, xuất khẩu dệt may 8 tháng 2019 vẫn tăng trưởng ổn định ở mức trên 10% và kỳ vọng cả năm đạt 39-40 tỷ USD.

Đối với ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa) cho biết, thị trường Mỹ chiếm hơn 40% thị phần xuất khẩu của toàn ngành. Mẫu mã và sản phẩm của DN Việt Nam phù hợp với thị trường Mỹ (giá cả và chất lượng vừa phải), trong khi thị trường châu Âu (cái nôi sản xuất đồ gỗ) các DN Việt Nam tiếp cận khó khăn do yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã.

Bên cạnh đó, những mặt hàng đồ gỗ vốn là lợi thế cạnh tranh trước đây của Trung Quốc, hiện nay cũng đang chuyển dịch sang Việt Nam. Nhiều DN đang đẩy mạnh đầu tư sang thị trường Việt Nam, kể cả các DN Mỹ, điều này làm cho bất động sản (BĐS) công nghiệp tăng trưởng nhanh.

“Có những mặt hàng trước đây không phải thế mạnh, gần đây Việt Nam vượt lên, chúng ta có nguồn cung ứng trong nước, có nguồn lực tài chính để đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại để sản xuất các mặt hàng trước đây không phải thế mạnh của Việt Nam, qua đó, hướng tới xuất khẩu. Trong đó, những thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là những thị trường rất tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới” ông Phương nói

Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa) cũng lưu ý các DN, hiện nay, mặt hàng ván sàn, nằm trong nhóm có nguy cơ tranh chấp thương mại, bị đánh thuế cao, vì hiện nay, có một vài DN có đột biến trong xuất khẩu mặt hàng này qua Mỹ.

Theo Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), trong bối cảnh xu thế bảo hộ đang gia tăng, 7 tháng đầu năm 2019, tần suất các vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức độ cao (trung bình 1 vụ/ 1 tháng). Hiện nay Bộ Công Thương đang tiến hành xử lý 7 vụ việc phòng vệ thương mại (5 vụ việc chống bán phá giá, 2 vụ việc trợ cấp) khởi xướng điều tra với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như nhôm, thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử, thủy sản, gỗ ván ép, lốp xe, pin mặt trời… Hàng hóa thường bị cáo buộc nhập khẩu nguyên liệu chính từ nền kinh tế đang bị Hoa Kỳ áp thuế phòng vệ thương mại.

Để tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”, thời gian qua, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các hiệp hội, UBND các tỉnh, thành để kịp thời có các biện pháp  kịp thời ngăn chặn các vi phạm quy định xuất xứ, lẫn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.

Ông Dũng cũng cho rằng, việc tham gia của cộng đồng DN là rất quan trọng, bởi các DN nắm bắt được các thông tin nhanh nhất, phát hiện kịp thời, các diễn biến bất thường trong ngành sản xuất, từ đó phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, cơ quan chức năng để tố giác các hành vi gian lận xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ bất hợp pháp.

Theo Lê Anh

VNHN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN