Đợi xin chữ ký, cá tươi thành ươn

10:31 | 28/04/2020

DNTH: Một ngư dân chỉ tay xuống tàu cá cho biết, vừa từ Hoàng Sa vô trong đêm, nhưng phải chờ tới sáng, rồi tới trưa mới bán được cá, vì chờ cán bộ thủy sản xác nhận chuyến biển. Xác nhận xong thì cá đã ươn một phần.

Tàu cá QNg 95751 TS của ngư dân Đỗ Bin, ở thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) cập bến Sa Kỳ trong đêm. Các ngư dân tính toán, phiên biển chỉ được vỏn vẹn 3 tấn cá chuồn, chi phí chuyến biển Hoàng Sa là 75 triệu đồng, trừ đi, chia phần bạn thì mỗi người kiếm được vài triệu đồng nếu cá không bị ươn.

Thời gian đánh cá - vào bờ - bán cá, ông Bin phải tính toán từng ngày. Tuy nhiên, phải đến gần trưa hôm sau ông Bin mới được mở nắp hầm bán cá giữa nắng chói chang và tiếng phàn nàn của bạn chài “cá ươn, 5 đồng chắc còn 4” sau khi xin được chữ ký xác nhận hoàn thành chuyến biển.

Tình cảnh của ông Bin là tình cảnh chung của nhiều ngư dân Quảng Ngãi từ khi Luật Thủy sản đẩy mạnh việc thực thi. Hiện tại thủ tục cho các chuyến biển được thực hiện theo quy trình: Ngư dân khi xuất bến phải khai báo tại Ban quản lý cảng cá, thuộc Chi cục Thủy sản. Khi vào bờ tiếp tục làm thủ tục khai báo tương tự để xác nhận hoàn thành chuyến biển; cán bộ thủy sản phải có mặt để làm thủ tục “lên cá”, xác nhận cá đúng chủng loại, tàu không khai thác vượt tuyến. Song song với công tác kiểm tra là ngư dân phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Đợi xin chữ ký, cá tươi thành ươn

Những quy định bất cập

Theo quy định mới, chủ tàu phải bán cá ngay trước mặt cán bộ thủy sản. Tại cảng cá Sa Kỳ hàng trăm tàu cá ra vào thường xuyên, thời gian cao điểm là lúc 1 giờ sáng. Nhân lực để làm thủ tục lại chỉ có 2 cán bộ của Chi cục Thủy sản, vì vậy tàu cá về bến thì phải xếp hàng. Ngư dân hoàn toàn không dám làm trái lệnh, vì nếu không có chữ ký xác nhận sẽ không được nhận tiền hỗ trợ dầu theo Quyết định 48. Việc dồn tàu cá về một chỗ đã gây bức xúc đối với ngư dân khi cảng Sa Kỳ có chiều dài khoảng 2 km và có rất nhiều cầu cảng nhỏ nằm dọc bờ nhưng lại không được “lên cá” theo tập quán buôn bán giữa chủ nậu và ngư dân.

Theo một cán bộ Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi, với quân số của một đơn vị cấp chi cục hiện nay, phải trực ở bến cá 24/24 và rải quân đều khắp các cảng biển. Thời điểm làm việc cao điểm nhất vào 1-2 giờ sáng, rõ ràng không thể tránh được bất cập.

Tại cảng Sa Kỳ,  gần đây, nhiều tàu câu mực với giàn phơi to kềnh xuất hiện, chạy chen trong luồng hẹp. Thuyền trưởng cố gắng đánh lái, cùng các ngư dân vừa điều khiển vừa hò hét để các tàu cá khác giữ khoảng cách. Đây là những tàu câu của ngư dân vùng cửa biển Sa Cần, giáp với Quảng Nam, di chuyển đến để hoàn thành thủ tục chuyến biển. Chỉ cần sơ sểnh, những cú va quệt nhẹ cũng khiến chủ tàu câu mực “rụng” một mớ tiền. Những chủ tàu câu mực than thở giống nhau, rằng anh em bám biển, đánh cá ở Hoàng Sa, Trường Sa, về bờ bị hành, tốn kém thêm đủ thứ tiền bạc, mỗi ngày thêm khó khăn, ý kiến cả năm rồi không ai giải quyết…

Nguồn cơn những khó khăn của tàu câu mực bắt nguồn từ việc tỉnh Quảng Ngãi có 5 cảng cá được Bộ NN&PTNT chỉ định cập cảng cho tàu từ 15 mét trở lên, trong đó 4 cảng là Tịnh Kỳ (Sa Kỳ), Sa Huỳnh, Tịnh Hòa, Mỹ Á được phép xác nhận nguồn gốc thủy sản qua cảng. Theo quy định này, tàu cá tại Lý Sơn cũng phải di chuyển về các cảng trên để hoàn thành thủ tục chuyến biển.

Quy định trên “hành” hàng trăm ngư dân ở cửa biển Sa Cần, sau mỗi chuyến câu mực kéo dài 2 tháng ở Trường Sa, về tới bến nhà để bỏ bớt thúng, rồi lại chạy thêm mấy chục km đường biển nữa xuống cảng Sa Kỳ để xuất bến rồi mới đi làm. Theo các ngư dân quy định phi lý này khiến họ tổn thất rất lớn. Chi phí cho mỗi chuyến chạy ngược chạy xuôi như vậy tiêu tốn khoảng 3 phuy dầu (600 lít), mất khoảng chục triệu đồng, trong khi cửa biển Sa Cần to, rộng, sâu hơn, dài hơn cảng Sa Kỳ lại không được công nhận là cảng?

Ông Nguyễn Tấn Ngọt, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn) cho biết, quãng đường tàu câu mực vừa đi và về để lấy chữ ký mất khoảng 5-6 giờ. Ngư dân ở đây đã nhiều lần đề xuất ý kiến lên các cấp lãnh đạo ở Quảng Ngãi, nhưng 1 năm trôi qua những tàu cá vẫn cứ phải chạy rông để xin chữ ký.

 

Theo Tiền phong

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN