Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu đợt xâm nhập mặn kỷ lục

11:49 | 10/03/2020

DNTH: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chịu đợt xâm mặn sâu nhất kể từ đầu mua khô 2020 đến nay, trong đó, mức độ nặng nhất từ ngày 9 đến 13/3 này, theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

dong bang song cuu long dang chiu dot xam nhap man ky luc
Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với tình hình xâm nhập hạn, mặn lịch sử. (Ảnh: Đại đoàn kết)

Bộ NN&PTNT cho biết, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh từ tháng 12/2019 và liên tục tăng cao cho đến nay, hiện đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ở ĐBSCL (trừ An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ).

Trong tháng 2/2020, xâm nhập mặn tăng cao từ ngày 8/2 đến 16/2/2020, với ranh mặn 4 g/l tại vùng 2 sông Vàm Cỏ từ 100-110km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 4-6 km; vùng cửa sông Cửu Long từ 66-75km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 3-10 km.

Đối với tỉnh Bến Tre, xâm nhập mặn bao phủ toàn bộ phạm vi của địa phương, trong các kỳ triều cường, hầu như không có nguồn nước ngọt cung cấp cho sản xuất và dân sinh.

Đáng lo ngại, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong - Lan Thương tại Viên Chăn (Lào) ngày 20/2, các đập thủy điện Trung Quốc trên sông Mekong sẽ xả nước để giúp đỡ các quốc gia láng giềng đối phó với khô hạn. Tuy nhiên, đến nay sau tuyên bố 7 ngày, mực nước Mekong tại Chiang Sean phía sau đập Cảnh Hồng (nước từ Cảnh Hồng về đến Chiang Saen là 2-3 ngày) vẫn chưa có sự biến đổi, việc xả nước chưa diễn biến như tuyên bố.

So với năm 2018, 2019, việc vận hành xả nước của các đập thủy điện Trung Quốc đã chậm khoảng hơn 15 ngày (thường xả khoảng gần giữa tháng 2).

Do lưu lượng từ thượng nguồn về chưa tăng, xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong tháng 3 sẽ tiếp tục tăng cao, đặc biệt đợt từ ngày 7/3 đến 15/3/2020 ở cửa các sông Cửu Long. Cụ thể tại các cửa sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây), phạm vi ảnh hưởng sâu nhất từ 100-110 km. Trên sông cửa Tiểu, cửa Đại, phạm vi ảnh hưởng của mặn sâu nhất khoảng 60 km, sâu hơn khoảng 8-10 km so với mức sâu nhất năm 2016.

Ở Sông Hàm Luông, phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 78 km, sâu hơn khoảng 5 km so với mức sâu nhất năm 2016...Trên sông Hậu, mặn sẽ lấn sâu nhất khoảng 70 km, sâu hơn khoảng 10 km so với mức sâu nhất năm 2016. Còn sông Cái Lớn mặn lấn sâu khoảng 65 km, tương đương so với cùng kỳ năm 2016.

Trong thời gian tiếp theo của mùa khô, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục lên cao theo các kỳ triều cường; do các hồ chứa ở thượng nguồn chưa tăng lượng xả, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến tháng 4/2020.

dong bang song cuu long dang chiu dot xam nhap man ky luc
Một con kênh nội đồng tại Tiền Giang sắp trơ đáy. (Ảnh: Zing)

Theo dự báo khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng sẽ phải chịu tình trạng hạn hán, xâm mặn với hàng nghìn ha cây trồng bị ảnh hưởng. Cụ thể, ở khu vực Bắc Trung bộ, Thanh Hóa khoảng 12-15.000 ha, Nghệ An khoảng 4.000-6.000 ha, Thừa Thiên-Huế khoảng 200-500 ha… bị ảnh hưởng do hạn mặn.

Tại Nam Trung bộ, dự báo cuối tháng 3/2020, dung tích các hồ chứa trung bình đạt khoảng 55% dung tích thiết kế. Hiện tình hình thiếu nước phục vụ sản xuất đã xảy ra tại một số tỉnh với tổng diện tích gần 1.500 ha ở Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Đến cuối vụ Đông Xuân, diện tích nguy cơ thiếu nước toàn vùng Nam Trung bộ có thể lên 3.600 ha (Quảng Nam 500 ha, Phú Yên 600 ha, Khánh Hòa 1.000 ha và Bình Thuận 1.500 ha).

Tại Tây Nguyên, dự báo cuối vụ Đông Xuân, tổng diện tích có nguy cơ ảnh hưởng toàn vùng khoảng 3.200 ha (Kon Tum 500 ha, Gia Lai 200 ha, Đắk Nông 1.500 ha và Đắk Lắk 1.000 ha) chủ yếu lúa và cà phê.

Mai Anh

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao

Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.

Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo

Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...

Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải

Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.

Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường

So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...

Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai

Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...

XEM THÊM TIN