Đồng bào miền núi Quảng Trị thoát nghèo nhờ sắn

09:26 | 30/11/2023

DNTH: Từ cây lương thực cứu đói, sắn đã trở thành cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở vùng cao Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Đồng bào miền núi Quảng Trị thoát nghèo nhờ sắn- Ảnh 1.
Cây sắn trở thành cây trồng chủ lực của bà con vùng biên Quảng Trị.

Cây lương thực cứu đói trở thành cây trồng làm giàu 

Trước kia, người đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở vùng cao Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị quanh năm làm rẫy vất vả nhưng mãi vẫn không thoát nghèo. Sau này, được chính quyền vận động, "cầm tay chỉ việc", chuyển đổi sản xuất phù hợp với địa phương, bà con chuyển từ đốt rừng làm rẫy sang trồng cà phê, hồ tiêu, chuối, sắn… để phát triển kinh tế.

Trong đó, sắn từ cây lương thực cứu đói đã trở thành cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân đồng bào Vân Kiều, Pa Kô.

Vùng trọng điểm trồng sắn của huyện Hướng Hóa gồm các xã: Thanh, Thuận, Hướng Lộc, Lìa, Xy, A Dơi, Ba Tầng. Trong đó, xã Thanh là địa phương có diện tích trồng sắn lớn nhất của huyện, với hơn 700 ha, mỗi vụ cung ứng hơn 10.000 tấn sắn nguyên liệu.

Ông Pả Dỏ (61 tuổi, người Vân Kiều ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa) chia sẻ, trước kia, ông chủ yếu làm nương rẫy để nuôi cả gia đình, nhưng dù làm việc quên ngày tháng thì cây lúa rẫy không thể mang lại bát cơm đầy. Bởi vậy ông khao khát tìm một nghề để có thể đổi đời.

Nhớ lại thuở bắt đầu "nên duyên" với nghề trồng sắn vào năm 2006, ông Pả Dỏ cho hay, thời điểm đó, giống sắn KM94 được Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa mua với giá cao, vì vậy ông chọn cây này để phát triển kinh tế.

Ông Pả Dỏ quyết định trồng 2 ha, ngay vụ thu hoạch đầu tiên, cây sắn đã mang về cho ông nguồn thu nhập gần 50 triệu đồng. Từ đó, ông đã động viên gia đình cùng nhau mở rộng diện tích lên 7 ha, mỗi năm thu khoảng 140 tấn sắn củ tươi.

Từ năm 2010, nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa có ý tưởng thành lập CLB những hộ trồng sắn 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông đạt 100 triệu đồng/vụ (gọi tắt là "CLB 100 triệu") để động viên, khích lệ các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trồng sắn. Năm 2014, từ người dân trồng sắn đầu tiên của xã Thanh, ông Pả Dỏ đã trở thành thành viên của CLB 100 triệu. 

Đồng bào miền núi Quảng Trị thoát nghèo nhờ sắn- Ảnh 2.
Anh Hồ Văn Pường đầu tư máy móc cơ giới vừa canh tác vừa vận chuyển cho bà con.

Anh Hồ Văn Pường đầu tư máy móc cơ giới vừa canh tác vừa vận chuyển cho bà con

Anh Hồ Văn Pường (40 tuổi, bản 10, xã Thanh) cũng là một trong những nông dân thoát nghèo từ trồng sắn.

Anh Pường cho biết, tổng diện tích trồng sắn của anh là 4 ha. Ngoài trồng sắn, anh mua thêm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa canh tác vừa vận chuyển sắn cho bà con trên địa bàn. Mỗi năm lãi từ sắn và phương tiện vận chuyển mang về cho anh Pường khoảng 200 triệu đồng.

Chủ tịch UBND xã Thanh, ông Hồ A Cất, cho biết, để bà con phát triển kinh tế bền vững, xã phối hợp với cán bộ nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa thường xuyên tập huấn về kỹ thuật cho bà con, kịp thời phát hiện sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả, cũng như giúp bà con giám sát thu hoạch đúng thời vụ.

Bên cạnh đó, hàng năm bà con nông dân đều được tạo điều kiện đi tham quan học hỏi các mô hình trong và ngoài nước, được tiếp cận các ứng dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, giống khi cần. Từ đó, đồng bào dân tộc thiểu số đã nắm bắt kỹ thuật canh tác cây sắn mang lại hiệu quả cao. Diện tích trồng sắn của bà con nơi đây ngày càng được mở rộng và được xem là vùng trọng điểm về cây sắn, cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho nhà máy  hàng chục năm nay.

Đến nay, CLB 100 triệu đã duy trì được 13 năm và đã có 77 hội viên, chủ yếu là người đồng bào ở 2 huyện vùng cao Hướng Hóa và Đăkrông. Mô hình CLB này thực sự đã tạo tính lan tỏa và là động lực cho nhiều hộ dân người đồng bào vùng cao học hỏi, thay đổi phương thức sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Theo Báo Chính phủ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hiệu quả sản xuất từ Diễn đàn Khuyến nông@

DNTH: Trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức nhiều diễn đàn Khuyến nông @, qua đó đã giúp cho bà con nông dân nâng cao được kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng cơ hội kết nối sản xuất và tiêu...

Khuyến khích nông dân đa dạng con nuôi thủy sản để tăng thu nhập

DNTH: Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh dự báo tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt khoảng 195.000 tấn, tăng khoảng 3.000 tấn so năm 2023, vượt kế hoạch đề ra 7,19 % về tăng giá trị sản xuất và...

Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm

DNTH: Thủy sản được xác định là mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình và có những đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế những năm qua.

Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo

DNTH: Để góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa...

Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen

DNTH: Hiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi...

Xuất cấp hạt giống cây trồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái

DNTH: Ngày 1/11, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1319/QĐ-TTg về việc xuất cấp hạt giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái.

XEM THÊM TIN