Đông Nam Bộ: Kim ngạch xuất nhập khẩu bứt phá vượt 200 tỷ USD
17:20 | 16/12/2023
DNTH: Với kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 200 tỷ USD, đặc biệt, quy mô xuất khẩu lớn đã góp phần giữ vững vị thế của vùng Đông Nam bộ trong việc dẫn dắt hoạt động xuất khẩu.

Khu vực Đông Nam Bộ trong 11 tháng năm 2023 đạt hơn 200,5 tỷ USD
Theo số liệu của Bộ Công thương, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa của các địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ trong 11 tháng năm 2023 đạt hơn 200,5 tỷ USD, chiếm gần 32,4% thương mại của Việt Nam.
Đáng chú ý Thành phố Hồ Chí Minh duy trì tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu cao nhất cả nước, đạt gần 89 tỷ USD, hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đều ghi nhận kim ngạch xuất - nhập khẩu cao trên 30 tỷ USD với lần lượt 47,7 tỷ USD và 34 tỷ USD.
"Đặt trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, thách thức, cầu tiêu dùng hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU... giảm mạnh, kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa của khu vực Đông Nam Bộ vẫn được duy trì", Bộ Công thương nhận định.
Thông tin trên báo Đầu Tư, với kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 200 tỷ USD, đặc biệt, quy mô xuất khẩu lớn đã góp phần giữ vững vị thế của vùng Đông Nam Bộ trong việc dẫn dắt hoạt động xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu của vùng Đông Nam Bộ đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó tập trung chủ yếu ở các thị trường truyền thống, đặc biệt với các thị trường mà Việt Nam đã có các Hiệp định thương mại tự do như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN…
Hiện vùng Đông Nam Bộ thu hút vốn FDI lớn nhất chiếm 41,1% tổng vốn FDI của cả nước, đóng vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước.
Để thúc đẩy xuất khẩu cho vùng Đông Nam Bộ, theo Thứ trưởng Bộ Công thương, Phan Thị Thắng, mỗi một vùng, mỗi một mô hình phát triển cần có cách thức xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường khác nhau. Trong đó, cần nghiên cứu kỹ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và các lợi thế nội tại của vùng để tìm kiếm cơ hội, thông tin trên báo Đầu Tư.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước
Trong Top 10 địa phương đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm ngoái, khu vực Đông Nam Bộ vẫn giữ vai trò chủ đạo. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với kim ngạch 47,5 tỷ USD, Bình Dương 32,7 tỷ USD, Đồng Nai 24,6 tỷ USD, Tây Ninh 6,18 tỷ USD, Bà Rịa Vũng Tàu gần 6 tỷ USD, Bình Phước 3,96 tỷ USD. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn và bị suy giảm mạnh theo đà giảm chung của thương mại toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu giảm đều ở hầu hết ngành nghề từ điện tử, hàng dệt may, nông lâm thủy sản cho tới chế biến gỗ, giày dép - túi xách.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề này ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2023 kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu nhưng sức mua sụt giảm đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở các địa phương khác. Có giai đoạn xuất khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh giảm tới 37%.
Trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó, để hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cùng Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC), đã liên tục tổ chức các hội chợ, triển lãm cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần tìm đầu ra cho sản phẩm.
Theo đó, từ đầu năm đến nay, hàng loạt các chương trình đã được các cơ quan xúc tiến thương mại thực hiện như: Hội chợ xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh, diễn đàn Mekong Connect 2023, triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh...
Gần đây nhất, ngày 7/12, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. Sự kiện thu hút hơn 300 doanh nghiệp quan tâm tham dự.
Tại đây, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu một số quy định mới tại Thông tư 33/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh còn thông tin đến doanh nghiệp về Chương trình doanh nghiệp tuân thủ về xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu. Theo đó, khi doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được hỗ trợ trên nhiều phương diện như giảm kiểm tra hàng hóa. Doanh nghiệp tham gia cần có văn bản gửi cơ quan hải quan để được xem xét, rồi sau đó tiến hành ký kết tham gia chương trình này.
Nhằm cung cấp thông tin chính xác về các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, tại đây, hội nghị đã tiếp nhận và giải đáp hơn 55 câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề về chính sách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; mã số hàng hóa, loại hình xuất nhập khẩu; kho ngoại quan; kiểm tra sau thông quan; xuất nhập khẩu tại chỗ; tạm nhập, tái xuất hàng hóa; định hướng, chính sách hỗ trợ hàng hóa xuất khẩu...
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Đông Nam Bộ /
- kinh tế - xã hội /
- Xuất nhập khẩu /
- Xuất khẩu /
- doanh nghiệp /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...