Dr. Thùy Dung - Bác sĩ tự xưng livestream bán thực phẩm chức năng
16:01 | 24/07/2024
DNTH: Mặc dù Bộ Y tế đã nhiều lần phát đi cảnh báo về hành vi mạo danh, sử dụng hình ảnh bác sĩ, để quảng cáo thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng lầm tưởng đây là thuốc chữa bệnh. Thế nhưng vì lợi nhuận, bác sỹ “tự xưng” Dr.Thùy Dung trên mạng xã hội vẫn bất chấp để vi phạm.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội nở rộ chiêu trò của nhiều đối tượng tự xưng bác sỹ rồi phát livestream quảng cáo, thành lâp group tư vấn, chăm sóc sức khỏe bán các loại thực phẩm chức năng. Điều đáng nói là các livestream này được chạy quảng cáo liên tục trên mạng xã hội khiến nhiều người bệnh tin tưởng và sập bẫy, bỏ tiền mua những sản phẩm không hề có tác dụng chữa bệnh như quảng cáo..
Nổi bật nhất là fanpage Dr Thùy Dung trên mạng xã hội facebook, người phụ nữ xuất hiện trong fanpage này trước được giới thiệu là Bác sĩ Thùy Dung, tốt nghiệp Học viện Quân y, Giám đốc Trung tâm đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Viện khoa học ứng dụng y dược Phương Đông nhưng thời gian gần đây đã lược bỏ thông tin giới thiệu: “Tốt nghiệp Học viện Quân y. Người này liên tục phát livestream trên facebook, tiktok, youtube để quảng cáo bán các loại thực phẩm chức năng như viên xương khớp Glucosamine Avocado; viên huyết áp Omega 3 Krill; sữa ngũ cốc Collagen Nebimi, viên uống Collagen các loại…
Đặc biệt những sản phẩm nêu trên chỉ là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, nhưng tài khoản Dr.Thùy Dung này liên tục tự xưng là bác sĩ, tư vấn như thuốc chữa các loại bệnh xương khớp, huyết áp, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, dạ dày…
Với việc phát livestream và chạy quảng cáo tần suất cao, nên fanpage Dr Thùy Dung có hơn 383 nghìn người theo dõi, luôn đạt được số lượng người xem lên tới hàng nghìn người, thậm chí là hàng vạn người cho mỗi clip. Hơn thế nữa, Dr Thùy Dung còn lập các group kiểu như: “Xương khớp vững mạnh” để tư vấn, chia sẻ các thói quen ăn uống, cách sinh hoạt trong đời sống để có sức khỏe tốt nhưng luôn kèm theo quảng cáo, tư vấn bán thực phẩm chức năng, thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin xuống tiền không tiếc để mua hàng.
Anh Phạm Phương Nam, ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, cho biết: “Bố mẹ tôi năm nay đã ngoài 60 tuổi rồi, xương khớp không còn tốt, bị đau nhức chân mỗi lúc trái nắng trở trời. Tâm lý lo lắng bệnh tuổi già nên ở nhà lên facebook xem Livestream của bác sĩ Thùy Dung, tin tưởng là bác sỹ tốt nghiệp Học viện Quân y tư vấn nên đã đặt mua Glucosamine Avocado. Đến khi tôi về mới biết và kiểm tra thì tôi phát hiện cái này không phải là thuốc chữa bệnh, nó cũng chỉ là thực phẩm chức năng, làm sao có thể chữa được bệnh xương khớp mà cô ấy lại quảng cáo nó như thuốc đặc trị bệnh xương khớp. Tôi cho rằng những gì vị bác sỹ Dung này tư vấn là sai sự thật, thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh. Đặc biệt chiêu trò này rất tinh vi khiến những người bệnh, người già kém hiểu biết rất dễ nhầm lẫn nên đã bỏ tiền ra mua sản phẩm”.
Cùng chung hoàn cảnh như nhà anh Nam, chị Hằng ở Cầu Giấy chia sẻ: “Chồng tôi thường xuyên phải tiếp khách, công việc văn phòng ít vận động. Đi khám sức khỏe định kỳ mới thầy báo động về các chỉ số như mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp. Lo lắng sức khỏe của chồng, tôi có lên mạng tìm hiểu và được bác sỹ Dung tư vấn cho là chỉ cần uống 2 viên Omega 3 Krill mỗi ngày là sẽ kiểm soát được huyết áp, hạ mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đánh bay đau đầu hoa mắt. Thấy facebook Dr Thùy Dung có nhiều người theo dõi (chắc là uy tín) nên tôi đã đặt liền 03 hộp với giá 2 triệu 600 nghìn đồng với mong muốn chữa bệnh cho chồng. Khi nhận được thuốc và sử dụng một thời gian tôi mới phát hiện ra rằng đây là thực phẩm chức năng chứ không phải thuốc chữa bệnh như tư vấn của Dr Thùy Dung.”
Trước đó ngày 23/5/2023, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát đi cảnh báo về việc mạo danh các bác sĩ, quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh để bán sản phẩm. Người bệnh, người tiêu dùng cần cảnh giác với các clip giới thiệu là bác sĩ, lương y, tư vấn bệnh, tư vấn dùng sản phẩm chữa bệnh. Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng cần cảnh giác với các dạng clip giới thiệu từng là các bệnh nhân, dùng sản phẩm thực phẩm chức năng có thể khỏi bệnh.
Đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý những hành vi quảng cáo tư vấn bán thực phẩm chức năng của vị bác sĩ Dr Thùy Dung để tránh cho nhiều người tiêu dùng lầm tưởng rồi rơi vào cảnh tiền mất tật mang như trên.
Đức Hiếu
Cùng chuyên mục
- Tags:
- sữa ngũ cốc Collagen Nebimi /
- Glucosamine Avocado /
- Omega 3 Krill /
- chữa xương khớp /
- BS Thùy Dung /
- thổi phồng công dụng /
- livestream bán thực phẩm chức năng /
- Bác sĩ tự xưng /
- Dr. Thùy Dung /
- Bộ Y tế /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
DNTH: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và xác thực sinh trắc học trước ngày 1/1/2025.
“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
DNTH: Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) vừa chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai.
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm và Tết
DNTH: Nhằm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết đã triển khai thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước trong và sau Tết Nguyên...
Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng tràn lan hàng giả?
DNTH: Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 11/11, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tới giải pháp căn cơ để quản lý thực trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường.
Tăng giám sát, xử lý gian lận thương mại
DNTH: Do nhu cầu hàng hóa trên thị trường tăng mạnh vào dịp cuối năm, nên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dự báo sẽ diễn biến phức tạp.
Chiêu mới của tội phạm công nghệ "lách" xác thực sinh trắc học để “bẫy” khách hàng
DNTH: Dù đã có 38 triệu tài khoản ngân hàng được làm sạch dữ liệu, giảm đến 50% số vụ lừa đảo. Tuy nhiên xảy ra tình trạng tội phạm công nghệ cao sử dụng thủ đoạn “lách” xác thực sinh trắc học để “bẫy” khách hàng.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...