Dự báo ngành sản xuất Việt Nam bắt đầu giai đoạn tăng trưởng tốt

10:20 | 01/08/2024

DNTH: Ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng Bảy khi sản lượng tăng nhanh nhất kể từ tháng 3/2011.

Chú thích ảnh
Sản xuất linh kiện điện tử kỹ thuật cao tại Công ty TNHH Nidec Sankyo Việt Nam (Nhật Bản) trong Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Hoạt động mua hàng và việc làm tiếp tục được cải thiện tích cực hơn, trong khi tồn kho hàng thành phẩm giảm gần bằng mức kỷ lục. Những điều này được kỳ vọng ngành sản xuất sẽ bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng tốt giúp thúc đẩy nền kinh tế tiến lên phía trước.

Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Việt Nam do Standard & Poor’s Global (S&P Global) thực hiện trong tháng 7/2024 đạt 54,7 điểm, tương đương mức điểm được ghi nhận trong tháng Sáu.

Việc duy trì chỉ số PMI không thay đổi so với tháng Sáu cho thấy, các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục cải thiện đáng kể. Trước đó, lần cuối cùng ngành sản xuất được ghi nhận tăng trưởng nhanh hơn là vào tháng 11/2018. Sự cải thiện đáng kể được ghi nhận ở tất các lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa trung gian và hàng hóa đầu tư cơ bản.

Trong tháng 7/2024, số lượng đơn đặt hàng mới có kỳ tăng thứ 4 liên tiếp và tốc độ tăng chỉ chậm hơn một chút so với mức gần kỷ lục của tháng Sáu. Ở những nơi có số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nguyên nhân được cho là do nhu cầu thị trường mạnh hơn và số lượng khách hàng tăng. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng, mặc dù với mức độ yếu hơn so với tổng số lượng đơn đặt hàng mới. Một số công ty cho biết nhu cầu hàng xuất khẩu đã bị ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển cao.

Trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh, các nhà sản xuất đã tăng mạnh sản lượng trong tháng Bảy. Tốc độ tăng sản lượng đã nhanh hơn so với tháng Sáu và là mức nhanh thứ hai được ghi nhận, chỉ sau mức của tháng đầu tiên thu thập dữ liệu là tháng 3/2011.

Mặc dù sản lượng tăng mạnh, các công ty vẫn cần sử dụng hàng tồn kho hiện có để đáp ứng các đơn đặt hàng mới. Trên thực tế, hàng tồn kho thành phẩm đã giảm xuống mức thấp thứ hai từng được ghi nhận, chỉ đứng sau mức của tháng 2/2014.

Đáng chú ý, các công ty đã đẩy mạnh tăng công suất sản xuất, bằng việc tăng cả hoạt động mua hàng và việc làm vào đầu quý III/2024. Trong số đó, hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng đáng kể và tốc độ tăng là nhanh nhất kể từ tháng 5/2022. Tuy vậy, số lượng nhân viên lại chỉ tăng nhẹ và tốc độ tăng là chậm hơn so với tháng Sáu. Trong khi đó, lượng công việc tồn đọng đã tăng tháng thứ hai liên tiếp.

Khảo sát của S&P Global cũng cho thấy các nhà sản xuất đã dễ dàng hơn trong việc mua nguyên vật liệu khi thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn tháng thứ 2 liên tiếp. Tồn kho hàng mua đã giảm tháng thứ 11 liên tiếp, và tốc độ giảm là mạnh và là nhanh nhất kể từ tháng Tư.

Tuy vậy, ngành sản xuất Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức khi chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh, chi phí vận chuyển tăng. Điều này khiến các nhà sản xuất phải tăng giá bán hàng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng Bảy.

Theo S&P Global, những kỳ vọng về việc số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong năm tới đã củng cố niềm tin kinh doanh về triển vọng sản lượng. Khoảng 40% số người trả lời khảo sát thể hiện sự lạc quan, nhưng tâm lý kinh doanh đã giảm thành mức thấp nhất kể từ tháng 1 và là mức yếu hơn trung bình của lịch sử chỉ số.

Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho rằng, việc lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã có thể nối tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng Bảy đã làm tăng thêm sự lạc quan về một giai đoạn tăng trưởng tốt giúp thúc đẩy nền kinh tế tiến về phía trước.

“Vấn đề chính đối với các công ty hiện nay là theo kịp nhu cầu. Trong khi sản xuất được đẩy mạnh, các công ty vẫn buộc phải sử dụng hàng tồn kho để đáp ứng các yêu cầu đặt hàng mới, từ đó khiến hàng tồn kho giảm với một trong những mức mạnh nhất từng được ghi nhận. Các nhà sản xuất sẽ cần tăng lực lượng lao động nhanh hơn và tiếp tục đảm bảo mua được nguyên liệu bổ sung, nếu xu hướng hiện tại của các đơn đặt hàng mới được duy trì trong những tháng tới", ông Andrew Harker phân tích.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN