Dự báo tình hình nguồn cung lương thực toàn cầu năm 2024

15:42 | 08/07/2024

DNTH: Dự kiến sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại, với 2.854 triệu tấn.

Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 5/7, dự kiến sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại, với 2.854 triệu tấn.

Báo Nhà báo & Công luận dẫn nguồn báo cáo tóm tắt của FAO về cung và cầu ngũ cốc cho biết, mức dự báo tăng lên là do triển vọng thu hoạch ngô tốt hơn ở Argentina và Brazil cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, sẽ bù đắp cho việc hạ triển vọng sản lượng ở Indonesia, Pakistan và một số quốc gia ở miền Nam châu Phi.

Dự báo sản lượng lúa mỳ cũng tăng lên nhờ triển vọng thu hoạch tốt hơn ở châu Á, đặc biệt là Pakistan, sẽ vượt qua mức giảm dự kiến ở Liên bang Nga do thời tiết khắc nghiệt ở các khu vực sản xuất lúa mỳ lớn vào đầu mùa. Sản lượng gạo toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục 535,1 triệu tấn.

Điều đáng nói tổng mức sử dụng ngũ cốc trên thế giới trong niên vụ 2024/25 được dự báo sẽ tăng lên 2.856 triệu tấn, tăng 0,5% so với niên vụ trước, dẫn đầu là gạo và ngũ cốc thô.

Trong khi đó, dự trữ ngũ cốc thế giới được dự báo sẽ tăng 1,3% vào năm 2025, khiến tỉ lệ dự trữ ngũ cốc toàn cầu/sử dụng năm 2024/25 gần như không thay đổi ở mức 30,8%.

Dự báo của FAO về tổng thương mại ngũ cốc quốc tế không thay đổi ở mức 481 triệu tấn, giảm 3,0% so với niên vụ 2023/24.

Kinh tế vĩ mô - Dự báo tình hình nguồn cung lương thực toàn cầu năm 2024
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 sẽ đạt 2.854 triệu tấn. Ảnh minh họa.

Theo báo cáo Triển vọng mùa màng và Tình hình lương thực mới nhất FAO, xung đột đang gây ra tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, đặc biệt là ở Yemen, nơi ước tính gần 4,6 triệu người ở các khu vực do Chính phủ kiểm soát đang phải đối mặt với tình trạng thiếu ăn, cũng như Dải Gaza và Sudan, nơi người dân cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực và nạn đói.

Điều đặc biệt quan ngại là tổng sản lượng ngũ cốc hằng năm ở miền Nam châu Phi dự kiến sẽ giảm gần 20% vào năm 2024, do tình trạng khô hạn trên diện rộng.

Yêu cầu nhập khẩu đối với khu vực được dự đoán sẽ cao hơn gấp đôi so với mức trung bình 5 năm qua, với giả định mức tiêu thụ bình thường được duy trì. Zambia, thường là nước xuất khẩu ròng ngô, được dự báo sẽ nhập khẩu gần một triệu tấn trong năm 2024.

Ngoài ra, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 sẽ đạt gần 518 triệu tấn, trong khi tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn. Như vậy, dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo ra cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.

Đáng chú ý theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), tỉ lệ các quốc gia và khu vực không đảm bảo an ninh lương thực đã chiếm tới 30,4% dân số thế giới.

Theo Tuổi Trẻ, thời gian gần đây gần 30 quốc gia đã thực hiện siết chặt, hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu lương thực nhằm bảo vệ nguồn cung nội địa. Tuy các mặt hàng lúa mì và ngô là hai mặt hàng lương thực phân khúc tiêu dùng khác nhưng phần nào sẽ tác động đến giá gạo trong thời điểm nhất định.

Việt Nam sẽ xuất khẩu 8 triệu tấn gạo trong năm 2024

Là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới, Việt Nam cần chú trọng đến mức giá xuất khẩu với những mặt hàng gạo chất lượng cao. Đây là phân khúc hướng tới sự bền vững cho ngành hàng này.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, nửa đầu năm nay, gạo là mặt hàng đứng thứ 5 về kim ngạch xuất khẩu trong ngành Nông nghiệp (sau gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, rau quả, cà phê), đồng thời cũng là một trong những mặt hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao.

Để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo, tương đương 5 tỷ USD trong năm 2024, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng lúa gạo, mở rộng thị trường nhằm duy trì mức giá xuất khẩu cao.

Theo Người Đưa Tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...

DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

XEM THÊM TIN