Đường sắt, “dừng chạy tàu hay không dừng tàu…” (1)
09:52 | 11/03/2020
DNTH: Thông tin đường sắt có thể phải dừng tàu vì công nhân “thiếu lương” vừa qua đã được rất nhiều người quan tâm. Để rộng đường đường dư luận, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc góc nhìn khác… sâu hơn về những khó khăn, bất cập của kinh doanh đường sắt.
Ảm đạm đầu năm
Đầu năm 2020, người lao động đường sắt liên tiếp nhận tin không vui. Công nhận làm việc trong Tết nguyên đán của Công ty Cổ phần ĐS Hà Hải chỉ được nhân thêm 50.000 đồng/ban thay vì “ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày” như quy định của Luật Lao động.
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, công nhân của Công ty Cổ phần ĐS Hà Thái nhận được thông báo của Giám đốc Nguyễn Thành Tâm ký “do chưa ký được hợp đồng đặt hàng bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2020” nên chỉ tạm ứng lương cho công nhân 2 triệu đồng/người, còn cấp quản lý 3 triệu đồng/người.
Ngày 20/2, ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thừa nhận, doanh nghiệp này đang đối diện với nguy cơ phải dừng hoạt động trên toàn quốc do thiếu tiền trả lương cho nhân viên gác chắn và tiền duy trì hoạt động tuần đường (xem Đường sắt nguy cơ dừng hoạt động toàn quốc do thiếu tiền lương nhân viên).
“Hiện có hơn 1 vạn tuần đường gác chắn không có lương, không thể duy trì hoạt động tuần đường gác chắn thì không còn cách nào khác là phải dừng tàu vào tháng 3 tới” ông Minh chia sẻ.
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đường sắt Việt Nam
Thời điểm khó khăn lịch sử
Tin trên lập tức gây chấn động tư tưởng của hàng vạn người lao động đường sắt, thậm chí có nhiều người còn cho rằng nó còn trầm trọng hơn 3 thời điểm ĐS lao đao cực lớn, nhưng rồi ĐS vẫn trụ lại được và có bước vươn lên. Theo ông Phạm văn Mầu, nguyên Chánh văn phòng đảng ủy Tổng công ty ĐSVN so với 3 thời kỳ:
-Sau cuộc chiến tranh tháng 2/1979, ngành ĐS bị thiệt hại lớn về cơ sở vật chất trên 2 tuyến phía bắc. Gây xáo trộn tổ chức và sản xuất toàn ngành.
-Năm 1984 sau khi cấp trên giải thể Đảng ủy ngành ĐS vốn trực thuộc trung ương, chuyển các cơ sở về sinh hoạt với các địa phương.
-Giai đoạn những năm 1986 – 1988 khi đất nước tiến hành đổi mới, ngành ĐS đứng trước câu hỏi lớn “Tồn tại hay không tồn tại”.
Câu chuyện “chấn hưng đường sắt” lúc này khó hơn nhiều bởi quá ít người trưởng thành từ chính đường sắt đi lên, thấu hiểu nó và quan tâm sâu sắc xây dựng phát triển ĐS quốc gia. Bây giờ, chứng kiến khá nhiều cuộc tranh luận, ngay bản thân người lao động đường sắt cũng không thấy sự am hiểu nghề nghiệp của những người tham gia.
Không chỉ 20 công ty cổ phần với tổng số 11.315 lao động trong khối hạ tầng mà đời sống của 2 công ty cổ phần vận tải đường sắt 6.515 lao động cũng sẽ lao đao. Khi 4 dự án tu sửa tuyến đường sắt Bắc – Nam được bắt đầu triển khai vào cuối năm nay, khi đó hàng ngày phải phong tỏa khu gian để thi công. Dự kiến sản lượng vận tải đường sắt năm nay sẽ bị sụt giảm ít nhất 20% so với năm 2019.
Là tuyến đường sắt độc đạo nên vừa làm vừa phải đảm bảo chạy tàu, như thế hành trình tàu khách Thống Nhất Hà Nội- Sài Gòn ít nhất phải cộng thêm 10 giờ. Việc kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách của 2 công ty vận tải chắc chắn đã khó khăn nay càng khó khăn. Đó cũng là lý do khiến Tổng công ty ĐSVN vừa trình Ủy ban QL vốn nhà nước kế hoạch lỗ 168 tỷ đồng trong phương án kinh doanh 2020 cùng với nỗi lo giữ chân hành khách, chủ hàng như thế nào?
Hiện Việt Nam có gần 1.000 km đường cao tốc và dự kiến hết năm 2021, sẽ có thêm 900 km được xây dựng; giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ đặt mục tiêu xây dựng thêm 2.000 km cao tốc. Cùng với đó là dự án sân bay quốc tế Long Thành được khởi động, kinh doanh vận tải đường sắt sau thời gian nâng cấp tuyến đường sắt bắc-nam thế nào để cạnh tranh ô-tô, máy bay là câu chuyện không hề đơn giản.
Thiếu vốn để đóng toa xe, đầu máy
Không chỉ nói đến hạ tầng mà đến năm 2021, Tổng công ty ĐSVN có 36 đầu máy, hơn 1.100 toa xe hàng và hơn 160 toa xe khách hết niên hạn, làm sao thu xếp được số vốn cần hàng ngàn tỷ đồng để đóng mới thay đang là vấn đề nóng. Cụ thể, lộ trình thực hiện niên hạn phương tiện đường sắt theo Nghị định 65/2018, đến năm 2021 phải dừng vận dụng 36 đầu máy, 1.129 toa xe hàng và 163 toa xe khách. Đến năm 2023, phải thay thế khoảng 1.200 toa xe hàng và 266 toa xe khách và đến năm 2030, phải thay thế xong 134 đầu máy.
Với chi phí đóng mới hơn 10 tỷ đồng/toa xe khách, việc khai thác như thế nào để đảm bảo trả tiền vay ngân hàng, khấu hao tài sản đang cả là vấn đề lớn đối với các nhà quản lý 2 công ty cổ phần vận tải đường sắt. Năng suất lao động thấp và kết cấu giá thành kinh doanh vận tải đường sắt bất hợp lý đã khiến cho đường sắt không thể cạnh tranh thắng đường bộ, đường biển và hàng không.
Vận tải đường sắt đang thiếu vốn, không hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nếu như Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội vốn chủ sở hữu chỉ 718.615 tỷ đồng, trong khi đó nhà nước chiếm 91,62% vốn điều lệ, thì Công ty CP vận tải đường sắt Sài Gòn vốn chủ sở hữu là 503.801 tỷ đồng, nhà nước chiếm 78,44% cho thấy đường sắt rất khó có điều kiện thu hút đầu tư.
Thu nhập thấp rất nhiều lao động tay nghề giỏi tại các xí nghiệp toa xe (thợ cắt, thợ hạn, thợ điện lạnh) đã xin nghỉ việc, nhiều kỹ sư rời ga tàu. Nhiều chi nhánh khai thác đường sắt thanh toán 100% tiền đào tạo, cam kết sẵn sàng nhận việc nhưng vẫn không tuyển được người, đang là thực trạng đáng lo ngại cho đường sắt hiện nay.
(Còn nữa)
Thảo Chi
Thảo Chi
Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.
Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...
Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.
Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.
Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...
Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...