Đường sắt, “dừng tàu hay không dừng tàu…” (2)
13:45 | 12/03/2020
DNTH: DN&TH; Không phải bây giờ, câu chuyện giao vốn dự toán ngân sách bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đã tốn không ít giấy mực của Bộ GTVT, Ủy ban QLVNN, công văn đi-lại liên tục. Dường như khi chuyển giao các doanh nghiệp về Ủy ban QLVNN hệ thống văn bản pháp quy kèm theo không đồng bộ, khiến cho 1 số doanh nghiệp trong đó có Tổng công ty ĐSVN lâm vào tình trạng “dở khóc, dở cười”.
Góc lãng quên
Cuối năm 2015, Tổng công ty ĐSVN đã tiến hành cổ phần hóa 15 công ty cầu đường, 5 công ty thông tin tín hiệu đường sắt với tổng số 11.315 lao động. Nếu như các công ty, xí nghiệp đầu máy, toa xe, vận tải liên tục tách nhập thì khối hạ tầng này ít có sự biến động nhất.
“Đến hẹn lại lên” các công ty này đơn thuần là thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp cải tạo và vốn quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia từ ngân sách nhà nước, thông qua Bộ GTVT. Dấu ấn sau cổ phần hóa của các công ty này vì thế khá mờ nhạt và cũng không có nhiều nhà đầu tư bên ngoài mặn mà mua cổ phần ngoài chính những lao động của đường sắt được vận động tham gia.
Hạ tầng đường sắt được coi là nền móng của phát triển của ĐSVN nhưng trong đề án tổ chức mới nhất nó cũng không được đề cập. Khi thông tin được thông suốt, giao thông được thuận lợi hơn thì có cần đến 15 công ty CP đường sắt hay nên thu gọn đầu mối? Có cần duy trì mạng lưới thông tin đường sắt riêng biệt như hiện nay nữa hay không?...Đó là những vấn đề lớn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước lại không được xới lên, phân tích một cách thấu đáo.
Vừa “chuyển nhà”, đã vướng luật
Trước đây, Tổng công ty Đường sắt VN thay mặt Nhà nước quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt nhưng từ khi Nghị định 46/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia ban hành, khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước thì chỉ chuyển doanh nghiệp với quản lý vốn chủ sở hữu doanh nghiệp về, còn hạ tầng vẫn đang do Bộ GTVT quản lý, dẫn đến tình trạng “hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Ai sẽ đứng ra quản lý vốn đầu tư nâng cấp cải tạo và vốn đầu tư cho duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt là một cuộc tranh luận chưa có hồi kết.Tổng công ty ĐSVN không còn là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT, nên theo quy định của Luật Ngân sách, Bộ GTVT không thể giao vốn dự toán ngân sách bảo trì cho Tổng công ty quản lý như trước kia.
Ủy ban QL vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) cấp trên trực tiếp của Tổng công ty ĐSVN lại không được thiết kế trong luật để làm nhiệm vụ giao vốn dự toán ngân sách bảo trì kết cấu hạ tầng. Dường như khi xây dựng Nghị định 131/2018/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập chưa được tính hết.
Phương án Bộ GTVT giao cho Cục Đường sắt VN là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT đặt hàng thực hiện nhiệm vụ công ích bảo trì với Tổng công ty hoặc các đơn vị duy tu đường sắt thì hiện theo các quy định pháp luật. Đây là giải pháp mà Bộ GTVT đã thực hiện trong năm tài chính 2019 đối với vốn dự toán ngân sách bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, đồng thời đề nghị Chính phủ chuyển Tổng công ty ĐSVN về lại Bộ GTVT.
Dừng tàu…?
“Nếu đến tháng 3 tới mà không giải quyết thì có thể phải dừng hoạt động chạy tàu trên toàn quốc, vì không có ai làm tuần đường, gác chắn…” của ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bức xúc phát biểu tại buổi làm việc Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước (QLVNN) tại doanh nghiệp sáng 20/2.
Theo tài liệu mà chúng tôi có trong tay, qua những công văn đi lại giữa Bộ GTVT, Ủy ban QLVNN tại doanh nghiệp, Cục Đường sắt và Tổng công ty ĐSVN cho thấy có nhiều quan điểm trái nhau. Mấu chốt lớn nhất vẫn là chi phí quản lý của Tổng công ty ĐSVN, bởi các đơn giá duy tu, bảo dưỡng hạ tầng đường sắt hàng năm đều ít có sự thay đổi.
Nên dù Bộ GTVT và Cục Đường sắt đã có nhiều công văn nhưng rốt cuộc thì Cục đường sắt vẫn không thể nào ký hợp đồng đặt hàng bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt với Tổng công ty ĐSVN hay các công ty CP đường sắt như năm ngoái. Có tiền nhưng không tiêu được, đúng là tiến thoái lưỡng nan, không thể kết luận sau 1 thời gian dài tranh luận.
Bộ GTVT đã chủ trì xây dựng “Đề án Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư”, hiện đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Câu chuyện Tổng công ty ĐSVN hay Cục đường sắt sẽ được giao quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cũng là vấn đề tranh cãi gay gắt.
Dù thị phần vận tải không lớn, nếu có phải dừng chạy tàu thì cũng không xáo trộn đến việc đi lại của cộng đồng nhưng có mặt tại buổi làm việc Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Cao Lục đã yêu cầu Tổng công ty Đường sắt trong mọi tình huống phải bảo đảm an toàn và để hoạt động chạy tàu thông suốt. Một quyết định được đánh giá tránh làm xáo động tâm lý của người lao động đường sắt trong thời điểm khó khăn như lúc này.
Góc độ khoa học quản lý
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá toàn diện những ưu điểm và nhược điểm của đề xuất này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án sắp xếp vào đầu tháng 3/2020. Lớn hơn nữa là các bên liên quan cần mổ xẻ, phân tích vì sao 15 năm kể từ khi ban hành Luật đường sắt 2005, người ta vẫn không thấy sự chuyển biến đáng kể nào của ngành này.
Tiến sĩ Nguyễn Việt Yên, giảng viên Đại học Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng: “Thực trạng đường sắt Việt Nam không giống với bất cứ đường sắt quốc gia nào, nên việc đưa ra bất cứ mô hình quản lý nào đều phải dựa vào nguyên tắc cơ bản của khoa học quản lý, trong đó an toàn, có sức cạnh tranh và tập trung điều hành là điều kiện tiên quyết”.
Với những người am hiểu thì vấn đề lớn nhất của đường sắt không phải chỉ là ai là người đứng ra vốn đầu tư nâng cấp cải tạo và vốn đầu tư cho duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt. Bài toán giá thành vận tải, năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, thị phần…mới chính là vấn đề sống còn, liên quan đến hàng vạn người lao động. Để vực dậy một ngành vận tải “già nua” có tuổi đời gần 140 năm phải cần những chính sách đồng bộ, tầm nhìn xa, rộng và những quyết sách phù hợp với xu hướng phát triển chung.
Thảo Chi
Cùng chuyên mục
- Tags:
- công văn /
- Ủy ban QLVNN /
- dừng tàu /
- bộ gtvt /
- đường sắt /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.
Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...
Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.
Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.
Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...
Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...