EVFTA: Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam
08:57 | 23/09/2019
DNTH: EVFTA đã được ký kết, lao động Việt Nam vẫn chưa giải quyết được vấn đề tồn đọng về kỹ năng và trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường châu Âu.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) được xem là một FTA thế hệ mới bởi một trong những nội dung là bảo vệ các tiêu chuẩn về lao động và môi trường. Việt Nam và EU đã nhất trí với các cam kết tái khẳng định việc tôn trọng, thúc đẩy hiệu quả 4 tiêu chuẩn lao động cơ bản theo Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).
Đó là quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động, chấm dứt lao động cưỡng bức, xoá bỏ lao động trẻ em và xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong lao động.
EVFTA có thể sẽ đặt các DN trước những cạnh tranh về nguồn lao động; thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao
Với việc xóa bỏ đến 99% thuế quan XK, EVFTA sẽ giúp cho các DN Việt Nam có nhiều cơ hội cạnh tranh về giá cả hàng hóa khi XK vào thị trường châu Âu. Điều này được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, EVFTA có thể sẽ đặt các DN trước những cạnh tranh về nguồn lao động cũng như thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng các đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của thị trường châu Âu.
Cho rằng bức tranh chung về trình độ tay nghề của lao động Việt Nam là tương đối thấp, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI dẫn kết quả một cuộc khảo sát do VCCI thực hiện cho thấy, có đến 85% DN cho biết không thể tuyển được lao động chất lượng cao hay nhân sự quản trị. Thực tế là một số DN công nghệ hàng đầu thế giới vào Việt Nam muốn phát triển các trung tâm nghiên cứu nhưng không thể tuyển dụng được lao động.
Chia sẻ về những tác động của EVFTA đến thị trường lao động Việt Nam, ông Simon Matthews, Tổng Giám đốc ManpowerGroup Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông cho biết: Việt Nam sẽ có thêm khoảng 18.000 - 19.000 việc làm mỗi năm vào năm 2021 - 2030. Nhiều việc làm cho lao động Việt Nam trong lĩnh vực nội thất, dệt may, giày dép... thuế suất XK giảm đến 99%.
"EVFTA mở ra cơ hội tăng cường XK của Việt Nam đến châu Âu. Nhiều công cụ mới sẽ được áp dụng ở Việt Nam. Vì vậy, người lao động cần có kỹ năng phù hợp. Người có bộ kỹ năng cần thiết sẽ có thể phát triển nghề nghiệp và tăng thu nhập", ông Simon Matthews cho biết.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch EuroCham cũng nhấn mạnh tới đặc thù kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu chính là dựa vào công nghệ, nên yêu cầu lao động đối với các doanh nghiệp này không chỉ đơn thuần là nhân công giá rẻ mà bắt buộc đòi hỏi có kỹ năng và trình độ chuyên môn.
"Đây vẫn là vấn đề tồn đọng rất lớn của lao động Việt Nam mà chúng ta vẫn chưa giải được. Doanh nghiệp châu Âu yêu cầu rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm chuyên ngành, khả năng ngoại ngữ. Đó là những điều doanh nghiệp đang kỳ vọng Chính phủ Việt Nam có thể cải thiện chất lượng nguồn lao động", đại diện Euro Cham nói.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI, cho biết: Tính tới thời điểm hiện tại, tác động lớn nhất của quy định lao động trong EVFTA là câu chuyện người lao động được tự do thành lập tổ chức đại diện cho mình ở cấp DN và cấp cao hơn.
Đây là câu chuyện liên quan trực tiếp tới DN vì DN sẽ bỏ chi phí thế nào trong bối cảnh 1 DN có nhiều tổ chức đại diện và sẽ gây nhiều rắc rối trên thực tế. Trong khi đó, vấn đề sử dụng lao động trẻ em mặc dù không phổ biến nhưng ở các khu vực nông thôn vẫn có hiện tượng này nhất là các lĩnh vực liên quan tới tiểu thủ công nghiệp.
Theo Tổng Giám đốc ManpowerGroup Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông, để có thể phát triển lên tầm cao mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng Công nghiệp 4.0, việc phát triển nhân tài cần là một trong những ưu tiên hàng đầu của DN tại Việt Nam.
"Để thành công, các DN cần vạch ra những chiến lược nhân tài phù hợp, trong đó phát triển và đạo tạo nhân bộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để thu hút và giữ chân lực lượng lao động 4.0 trong thời đại kinh tế số", ông Simon Matthews khẳng định.
Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, thời gian tới Việt Nam cần tăng cường việc kết hợp đào tạo, đặc biệt giữa nhà trường và DN. Ông đề nghị rút ngắn thời gian đào tạo ở bậc đại học như các trường cao đẳng, song cần gắn liền với thực tiễn thì mới góp phần tích cực nâng cao chất lượng lao động. Hơn hết là tăng cường hợp tác công tư, đẩy mạnh sự tham gia của DN vào giáo dục nghề nghiệp.
Phó Chủ tịch Euro Cham Nguyễn Hải Minh đề xuất cần có hành lang pháp lý về hợp tác công tư rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho DN đầu tư cũng như thúc đẩy nhiều ưu đãi hơn nữa cho DN khi bỏ chi phí cho hoạt động đào tạo nghề.
Gợi ý thiết thực về việc phát triển nhân tài tương lai, ông Simon Matthews chia sẻ về bộ chiến lược 4Bs gồm: Xây dựng nguồn nhân lực (Build), Săn nhân tài (Buy), Mở rộng nguồn nhân lực (Borrow) và Chuyển đổi cơ cấu nhân lực phù hợp (Bridge), qua đó đảm bảo nguồn nhân tài cần thiết trong bối cảnh thiếu hụt nhân tài trầm trọng hiện nay của Việt Nam.
Theo Hoan Nguyễn
THCL

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...