Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 27,1% kế hoạch, Hà Nội đề xuất các giải pháp đột phá tháo "điểm nghẽn"

14:51 | 31/08/2022

DNTH: Sáng 31/8, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị chuyên đề để bàn các nội dung: đề án phân cấp quản lý Nhà nước, uỷ quyền trên địa bàn thành phố; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 của cấp của Hà Nội; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022; định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2023 của thành phố.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị.  Ảnh TL. 
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị.  Ảnh TL. 

Cấp nào, địa phương nào làm tốt hơn và kịp thời hơn thì giao cho cấp đó thực hiện

Tại hội nghị, Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, "Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn Hà Nội" là nội dung rất hệ trọng và bức thiết trong bối cảnh của thành phố hiện nay; có tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị nói chung và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói riêng tại các cấp chính quyền của thành phố, đặc biệt là tại cấp sở/ngành và cấp quận/huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đến nay, sau nhiều vòng cho ý kiến, nội dung đề án đã bước đầu rà soát, bóc tách các nhiệm vụ quản lý Nhà nước, các thủ tục hành chính để từng bước đề xuất phân cấp, ủy quyền một cách mạnh hơn, triệt để hơn và thực chất hơn.

Cụ thể như đề xuất phân cấp, ủy quyền đối với 634 thủ tục hành chính, đạt 35,5% thủ tục hành chính cấp thành phố và cấp huyện, đạt 41,65% thủ tục hành chính cấp thành phố; đề xuất tiếp tục phân cấp bổ sung đối với 09 nhiệm vụ quản lý Nhà nước và tiếp tục ủy quyền đối với 36 nhiệm vụ.

Đây là một nhiệm vụ khó, phức tạp, có tính bao quát rộng trên toàn bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật; tính khả thi còn phụ thuộc nhiều yếu tố như năng lực bộ máy cán bộ, nguồn lực về tài chính… nên thành phố xác định là kết quả bước đầu và công tác rà soát, điều chỉnh phân cấp, ủy quyền là công việc thường xuyên và liên tục của thành phố.

Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả và tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện của Quy định về phân cấp, ủy quyền trên địa bàn thành phố; từ quy định của pháp luật và thực tiễn triển khai tại địa phương, đơn vị mình, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đề nghị các đồng chí thành ủy viên, các đồng chí thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc thành phố tập trung thảo luận, đánh giá kỹ và cho ý kiến chất lượng về từng nội dung phân cấp, ủy quyền.

Kết quả giải ngân thấp, Hà Nội tìm giải pháp có tính đột phá cho các “điểm nghẽn” - Ảnh 2.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh TL.

Cụ thể, cần thảo luận về phân cấp đầu tư xây dựng trường trung học phổ thông; về phân cấp đầu tư hệ thống nước sạch khu vực vùng sâu, vùng xa khu vực nông thôn không thể kết nối được với hệ thống cấp nước tập trung; những khu vực chưa có hệ thống cấp nước và chưa có nhà đầu tư thực hiện xã hội hóa; về phân cấp đầu tư công trình xử lý nước thải cục bộ và hệ thống thu gom nước thải trên địa bàn; về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C; về phân cấp quản lý đối với lĩnh vực bến bãi đỗ xe; quản lý về đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường do cấp huyện đầu tư…

"Phân cấp, uỷ quyền trên tinh thần cấp nào, địa phương nào làm tốt hơn, hiệu quả hơn, thuận lợi và kịp thời hơn thì giao cho cấp đó thực hiện, nhằm phục vụ tốt nhất đời sống dân sinh và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố", Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh.

Kết quả giải ngân thấp dưới mức trung bình cả nước

Về kết quả giải ngân vốn đầu tư công, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, sau gần 2 tháng triển khai Kết luận của Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ 8; kết quả giải ngân toàn thành phố đến nay chưa có nhiều chuyển biến tích cực, tỉ lệ giải ngân vẫn ở mức thấp. Tính đến cuối tháng 8/2022, giải ngân mới đạt tỉ lệ 27,1% kế hoạch. Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 54 ngày 15/8/2022 phê bình, đôn đốc các bộ/ngành/địa phương có kết quả giải ngân thấp dưới mức trung bình cả nước, trong đó có thành phố Hà Nội.

Thực trạng hiện nay cho thấy, một số dự án đã được bố trí vốn nhưng do nhiều nguyên nhân, không đảm bảo tiến độ giải ngân theo kế hoạch; song cũng có một số dự án có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ hoặc đã đủ thủ tục, điều kiện để bố trí vốn khởi công…

Bên cạnh đó, đến nay thành phố vẫn còn một số nguồn vốn với tổng số tiền khoảng trên 1.728 tỷ đồng chưa được phân bổ chi tiết cũng đã ảnh hưởng đến kết quả giải ngân; trong đó có nguồn vốn để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là các chương trình rất quan trọng của thành phố, cần sớm được phân bổ vốn để triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tăng thêm trong năm 2022 theo Nghị quyết số 27 ngày 08/12/2021 của HĐND thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Hà Nội.

Trước những tồn tại trên, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đề nghị hội nghị tập trung thảo luận, thẳng thắn chỉ rõ nguyên nhân cụ thể, nhất là các nguyên nhân chủ quan. Trên cơ sở, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện đã ảnh hưởng đến kết quả giải ngân của thành phố theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 54 ngày 15/8/2022.

Đề xuất giải pháp, tháo gỡ các "điểm nghẽn"

Đồng thời, cần thảo luận, bàn kỹ và đề xuất các giải pháp rất cụ thể, nhất là các giải pháp có tính căn cơ, có tính đột phá cho các "điểm nghẽn" có tính chủ quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành giải ngân vốn đầu tư công của các cấp, các ngành của thành phố.

Trong đó, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nêu, cần tính đến giải pháp xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu để tỉ lệ giải ngân thấp hơn mức bình quân chung của cả thành phố; đặc biệt cần thảo luận, cho ý kiến kỹ về phương án điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2022 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư và đảm bảo tỉ lệ giải ngân cuối năm 2022 phải đạt tối thiểu 90%, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; cho ý kiến về nhu cầu điều chỉnh, bổ sung vốn cho các chương trình, dự án trọng điểm của thành phố; cho ý kiến về các đề xuất, kiến nghị cụ thể của Ban cán sự đảng UBND Thành phố nêu ra trong báo cáo.

Bí thư Thảnh uỷ Hà Nội cũng đề nghị hội nghị thảo luận, cho ý kiến bước đầu về mục tiêu, định hướng, nguyên tắc và thứ tự phân bổ vốn, danh mục dự án năm 2023, đảm bảo phải phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 đã được Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố và HĐND Thành phố thông qua; phù hợp với quy định của Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thực hiện; đảm bảo khả năng cân đối nguồn vốn để thực hiện các dự án trọng điểm của thành phố và các chương trình, kế hoạch công tác của thành phố…

Bên cạnh đó, thảo luận kỹ, cho ý kiến cụ thể về các nội dung rà soát, đánh giá khả năng thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án nằm trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, để đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội 17 Đảng bộ thành phố đã đề ra và hoàn thành Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 sau khi được điều chỉnh.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN