Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên

14:55 | 22/12/2023

DNTH: Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, thực hiện tinh thần Hà Nội với cả nước và cả nước với Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức sự kiện "Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên", nhằm mục đích giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành phố cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm vào hệ thống phân phối.

Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên
Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên (Ảnh: internet).

Tối ngày 21/12, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên.

Sự kiện "Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên" có quy mô khoảng 100 gian hàng và hơn 2000 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền tại các tỉnh miền trung và Tây Nguyên cùng với 17 tỉnh, thành khác trong cả nước. 

Trong đó. thủ đô Hà Nội góp mặt với 45 gian hàng với hơn 1.000 sản phẩm OCOP tham gia. Đặc biệt, tại sự kiện còn có 20 gian hàng Văn hóa Việt-Nhật, để giới thiệu sản phẩm đặc trưng của văn hóa hai nước Việt Nam-Nhật Bản.

Tại thủ đô Hà Nội có 1.136 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại, 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển, hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao… Đây là tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của Thủ đô Hà Nội.

Tính từ năm 2019 đến nay, Hà Nội đã đánh giá, công nhận được 2.167/9.852 sản phẩm OCOP cả nước (chiếm 22%), trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao (chiếm 63,2%), 780 sản phẩm 3 sao (chiếm 36%). Năm 2023, có 25/30 quận, huyện, thị xã thực hiện đánh giá, phân hạng được 532 sản phẩm (đạt 133% so với kế hoạch) của gần 200 chủ thể, trong đó có 440 sản phẩm OCOP 3 sao, 92 sản phẩm tiềm năng OCOP 4 sao.

Tại thủ đô, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm chất lượng cao phục vụ hơn 10 triệu dân, phần lớn hàng hóa thiết yếu thường xuyên chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu thị trường, còn lại phải nhập thêm từ các tỉnh, thành phố trong nước, nước ngoài.

Sự kiện là cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực chủ thể OCOP. Đồng thời, cũng là dịp để người tiêu dùng nhận diện, liên kết, tiêu thụ sản phẩm.

Trong khuôn khổ sự kiện cũng diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật năm 2023 chủ đề “Những nhịp cầu hữu nghị”. Sự kiện này là hoạt động ý nghĩa hướng tới chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và đón chào năm mới Giáp Thìn 2024.

Sự kiện Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 21/12 đến hết ngày 25/12.

Theo Thương hiệu Công luận

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN