Gỡ nút thắt xử lý rác thải sinh hoạt

10:11 | 21/07/2020

DNTH: Quy hoạch bãi rác không phù hợp; thiếu đồng bô từ phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải… là những tồn tại lớn khiến cho bài toán xử lý rác thải sinh hoạt vẫn nhức nhối từ trung ương đến các chính quyền địa phương.

Quy hoạch không phù hợp

Theo số liệu của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta là 25 triệu tấn. Trong đó, chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Hà Nội mỗi ngày phát sinh 6.000 tấn rác, tỉ lệ chôn lấp tới 90%, còn ở TP.HCM là xấp xỉ 70%.

Trả lời báo chí tại cuộc Họp báo thường kỳ Bộ TN&MT, ngày 20/7, ông Hoàng Văn Thức – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, xử lý rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nóng trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là những ngày gần đây khi người dân gần bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) tiếp tục chặn xe vận chuyển vào bãi rác.

go nut that xu ly rac thai sinh hoat
Xử lý rác thải sinh hoạt vẫn là vấn đề nhức nhối. (Ảnh minh họa)

Mặc dù vụ việc đã được chính quyền thành phố giải quyết ổn thỏa, song một lần nữa đặt ra bài toán xử lý rác thải sinh hoạt – một vấn đề nhức nhối từ trung ương đến các chính quyền địa phương.

Theo ông Thức, việc người dân ở Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn) từng nhiều lần chặn xe chở rác là bài học nhãn tiền và để xảy ra những vụ việc tương tự như vậy có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, lý do trước hết nằm ở quy hoạch. Kết quả cuộc tổng rà soát, điều tra năm 2019 của Tổng cục Môi trường tại các khu xử lý rác thải sinh hoạt, các bãi rác của 63 tỉnh thành trên cả nước cho thấy, sự không phù hợp với quy hoạch của các tỉnh là một “tồn tại” ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đưa ra bài toán xử lý rác thải.

Ông Thức phân tích, có một vấn đề là trong khoảng cách có khu bãi rác thì đảm bảo quy định cách 500m, nhưng khi bãi rác đi vào hoạt động mới thấy có ô nhiễm mùi hoặc nước rỉ rác; lúc đó người dân mới có ý kiến và đề nghị chính quyền có biện pháp di dời. Vụ việc ở TP.Hà Nội vừa qua là một minh chứng, bên cạnh việc bồi thường, người dân cũng có mong muốn được di dời.

Cần chú trọng đầu tư công nghệ xử lý rác

Liên quan đến công nghệ xử lý rác thải, qua đợt tổng rà soát, kiểm tra các bãi rác, khu xử lý rác thải trên cả nước năm 2019, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thông tin, trong toàn quốc hiện nay vẫn còn 71% rác thải xử lý theo hình thức chôn lấp (hợp vệ sinh và không hợp vệ sinh); tỉ lệ các công nghệ khác là rất thấp (đốt 13%, còn lại là một số giải pháp khác).

Các chuyên gia cho rằng hệ thống xử lý rác thải là vấn đề mang tính sống còn của một đô thị nhưng chưa được chú trọng đúng mức ở Việt Nam. Đơn cử như ở Hà Nội, từ năm 1997 đến nay, chôn lấp vẫn là cách xử lý rác thải chủ yếu của Thủ đô. Trong khi, cứ 1 m3 rác thải được chôn xuống đất sẽ sinh ra 1,3 m3 nước rỉ rác gây ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

Do vậy, ông Thức cho biết, Thủ tướng đang giao Bộ TN&MT tham mưu để xây dựng và phối hợp với các địa phương trình một Chỉ thị về một số giải pháp cấp bách xử lý chất thải rắn; trong đó tập trung vào xử lý rác thải sinh hoạt. Dự thảo Chỉ thị nêu rõ định hướng, đối với các thành phố lớn, đô thị lớn có lượng rác sinh hoạt phát sinh khổng lồ như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ… nên được khuyến khích công nghệ xử lý là các công nghệ tiên tiến, hiện đại (đốt phát hiện, thu hồi năng lượng).

“Xử lý rác thải đòi hỏi chúng ta giải quyết được bài toán quy hoạch, công nghệ và nguồn lực. Công nghệ sẽ liên quan đến tổ chức, phân loại, thu gom từ nguồn; công nghệ nào thì có chu trình đi theo như thế”, ông Thứ nói và đặt câu hỏi: Trước đây, chúng ta cũng đã có phân loại, thu gom rồi mà không thành công, vì sao?

Câu trả lời là chúng ta thực hiện phân loại có thể cho một dự án thí điểm tại một khu nào đó, thu gom, phân ra 3 loại rác nhưng lại vẫn đổ chung vào một xe chở rác và vận chuyển về khu xử lý. Bởi vậy, bài toán đặt ra là chúng ta phải làm đồng bộ từ nguồn, đến khâu chuyện chuyển về nơi xử lý cuối cùng cũng phải tính toán được công nghệ phù hợp.

Ông Thức đánh giá, lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt hiện là một trong những lĩnh vực có tiềm năng để kêu gọi xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư.

Với tốc độ phát triển như hiện nay, xử lý rác thải sẽ ngày càng trở thành một vấn đề gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống cũng như sự phát triển bền vững của một đô thị. Chính vì vậy, gỡ nút thắt về quy hoạch và quyết liệt đầu tư công nghệ xử lý rác thải hiện đại, tiên tiến được xem là giải pháp ưu tiên.

Tuyết Chinh

Theo TN&MT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao

Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.

Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo

Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...

Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải

Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.

Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường

So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...

Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai

Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...

XEM THÊM TIN