Gỏi bông bần, món đặc sản của miền Tây sông nước

07:48 | 09/06/2023

DNTH: Ngoài rau răm, bắp chuối, bắp cải,... người dân miền Tây ở các vùng như Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng thường sẽ dùng thịt gà, tôm, thịt bò, tai heo, tép,... để trộn gỏi cùng với hoa bần.

Khi nhắc đến các món gỏi miền Tây, bạn sẽ không thể bỏ qua những cái tên như gỏi gà măng cụt, gỏi đu đủ, gỏi xoài khô cá sặc… Thế nhưng không phải ai cũng biết tới gỏi bông bần, món đặc sản lạ miệng nhưng mang đậm hương vị đặc trưng của vùng miền Tây sông nước.

Bần là một loài cây thân gỗ mọc rất nhiều ở ven biển và vùng miền Tây Nam Bộ. Cây bần có nhiều tác dụng, hàng bần trồng ven sống giúp giữ đất phù sa, chống sạt lở. Quả và lá bần giúp trị bong gân giảm sưng và cầm máu. Bản thân bông bần (hoa bần) và quả bần có thể chế biến thành món ăn ngon.

Trong đó, bông bần là nguyên liệu để chế biến ra món gỏi bông bần được nhiều người ưa thích. Bông bần có sắc tím dịu pha lẫn sắc trắng tinh khôi, đặc biệt nở rộ vào tầm tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Mỗi cây bần thường chỉ có từ 1 đến 2 bông, chính vì vậy để có đủ nguyên liệu cho một đĩa gỏi, người ta thường phải mất khá nhiều công .

Ngoài rau răm, bắp chuối, bắp cải,... người dân miền Tây ở các vùng như Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng thường sẽ dùng thịt gà, tôm, thịt bò, tai heo, tép,... để trộn gỏi cùng với hoa bần. Cụ thể, sau khi hoa bần đã tách nhụy, hoa sẽ được đem trộn cùng thịt và các loại nguyên liệu khác như chanh, đường, nước mắm, ớt tươi, đậu phộng…

Đặc biệt, nhờ có hương vị ngọt nhẹ, chua thanh, thơm mùi hạt phấn còn đọng trên bông bần cùng cái mọng nước, giòn giòn, béo nhẹ của đậu phộng và thoang thoảng hương rơm rạ trong tép, món gỏi bông bần sẽ chinh phục cả được những thực khách khó tính nhất và dễ khiến bạn cảm thấy nhớ nhung khi chỉ mới thử lần đầu.

Bên cạnh đó, nếu muốn thêm sự đậm đà cho món ăn, bạn có thể ăn nhị hoa bần cùng với nước sốt được làm từ giấm, đường, nước mắm,... Tuy nhiên, do gỏi bông bần thường có vị chát đặc trưng và khó để lấy được số lượng lớn nhụy hoa, người dân hay chỉ dùng gỏi để ăn kèm với các món khác như tép bạc xào thịt bò, tai heo khìa nước dừa,...

Chị Ái Ngọc, người dân miền Tây chia sẻ: Sinh ra và lớn lên ở miền Tây nhưng chị sống và làm việc ở Sài Gòn. Mỗi lần về quê ngoại, chị thích theo mấy dì chèo xuồng hái nụ bông bần về cho má làm gỏi. Gắp một miếng gỏi bông bần để lên chiếc bánh phồng tôm, thêm miếng mắm cá chốt đưa vào miệng nghe chua chua, ngọt ngọt của khế và gia vị đan xen chát chát của nhụy bông bần, thơm nồng rau răm, tỏi, ớt, hành phi, béo bùi của đậu phộng, giòn rộm bánh phồng tôm, dai ngon của tôm đất nướng, thịt ba chỉ luộc, đậm đà mắm cá chốt... hòa quyện vị quê thấm sâu vào máu thịt...

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tham quan nông trại 200 ha sầu riêng của Công ty 30-4 Gia Lai

DNTH: Ai từng nhắc đến Công ty TNHH 30-4 Gia Lai thường nghĩ ngay đến, đó là doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành gỗ xuất khẩu hay thủy điện, những lĩnh vực đã định danh doanh nghiệp này lâu nay.

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

XEM THÊM TIN