GS Lương Định Của người bạn của nhà nông
15:24 | 27/11/2018
DNTH: Sáng 28/12/1975, Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo trước quốc dân, đồng bào tin nhà khoa học Lương Định Của qua đời. Ông ra đi đột ngột ở tuổi 55, để lại giấc mơ dang dở đưa nông dân Việt bắt nhịp cùng nông dân Nhật Bản, quê hương vợ ông. Những ngày này, nền nông nghiệp Việt Nam, những người nông dân Việt Nam đang bắt đầu hướng tới và làm quen với "nền nông nghiệp 4.0", chúng ta càng nhớ tới Nhà nông học Lương Định Của. Tạp chí TTĐN xin gửi tới bạn đọc bài viết về Giáo sư, nhà bác học của nhà nông.
![]() |
Vợ chồng GS. nông học Lương Định Của (Ảnh tư liệu gia đình) |
Sau khi lên Sài Gòn học xong tú tài, chàng trai quê Sóc Trăng Lương Định Của đi du học ở Hương Cảng (y học) rồi sang Thượng Hải (học kinh tế) trước khi được học bổng của chính phủ Nhật Bản, sang Nhật năm 1942. Ông được vào thẳng năm thứ ba tại Trung tâm Nghiên cứu Nông học Nhiệt đới thuộc Trường Đại học Quốc gia Kyushu.
Năm 1945, ông cưới vợ là bà Nobuko Nakamura (中村信子) người Nhật. Một năm sau, ông chuyển sang Trường Đại học Quốc gia Kyoto, tại đây ông được cấp bằng Tiến sỹ nông học. Năm 1954, ông cùng người vợ Nhật về Sài Gòn. Sau đó ông tập kết ra Bắc, làm Phó Giám Đốc Học Viện Nông Lâm Hà Nội, giảng dạy về di truyền giống ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam) và làm Viện trưởng Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm.
Tôn vinh hạt ngọc Việt
Giáo sư Lương Định Của là người có công lớn trong giáo dục đào tạo, nhiều thế hệ học trò của ông trở thành cán bộ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp. Chính giáo sư đã chọn tạo được nhiều giống cây trồng nông nghiệp nổi tiếng một thời như: Giống lúa Nông nghiệp I lai tạo từ giống Ba thắc (Sóc Trăng, quê ông) với Kun Ko (Nhật Bản) là giống lúa sớm đi vào sản xuất trên đồng ruộng Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước. Sau đó là nhiều giống mới mang tên “giống bác sĩ Của” như lúa Chiêm 314 (lai giữa dòng Đoàn Kết và Thắng Lợi), NN75-1 (lai giữa giống 813 với NN1), NN8-388 (chọn giống từ IR8), lúa mùa Saisubao, lúa xuân sớm NN75-5, giống dưa lê, cà chua, khoai lang, dưa hấu không hạt, chuối, rau, táo… cùng với những ứng dụng tiến bộ kĩ thuật tam bội thể, tứ bội thể, kích thích sinh trưởng. Giáo sư đề xướng mô hình canh tác “bờ vùng, bờ thửa” “cấy ngửa tay thẳng hàng” “đảm bảo mật độ” được hàng chục triệu nông dân áp dụng trên diện rộng, tạo ra cuộc cách mạng trong nông nghiệp.
Cuộc đời của nhà bác học nông dân Lương Định Của gắn liền với con đường lúa gạo Việt Nam. Ông là người suốt đời lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam, hơn nửa thế kỷ nhìn lại, kể từ sau ngày thống nhất đất nước(1975): Năm 2013 năng suất lúa gạo Việt Nam đạt 5,57 tấn/ ha so với năm 1975 là 2,11 tấn/ ha, gia tăng 3,46 tấn/ ha. Năm 2013 năng suất lúa gạo thế giới đạt 4,48 tấn/ ha so năm 1975 là 2,49 tấn/ ha gia tăng 1,99 tấn/ ha. Tốc độ tăng năng suất lúa Việt Nam vượt gấp 1,73 lần so với thế giới cùng thời kỳ. Thành tựu này có mồ hôi, công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn, còn có cống hiến trí tuệ và tấm lòng của nhà bác học nông dân Lương Định Của và các nhà khoa học, nhất là ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới. Nam Bộ, quê hương của bác học Lương Định Của, là nơi con đường lúa gạo Việt Nam khởi phát làm nên những kỳ tích và lan tỏa ra thế giới.
Có một tâm tư của ông được nhiều người quan tâm. Đó là, suốt những tháng năm ở miền Bắc, Giáo sư luôn có một giấc mơ cháy bỏng là được đứng trong đội ngũ của Đảng Lao động Việt nam. Ông Hồ Đắc Song, nguyên Bí thư Đảng ủy của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, kể: “Về việc này chúng tôi đã đề đạt rất nhiều nhưng chỉ được cấp trên giải thích là vào thời điểm đó, nếu ông Lương Định Của là đảng viên, có thể một số nhân sĩ và tổ chức ở nước ngoài, nhất là ở các nước Tư bản sẽ gặp khó khăn khi trao đổi khoa học...”. Còn ông Nguyễn Hoài Bắc, nguyên Chủ tịch tỉnh Hải Hưng (cũ), nhận định: “Ông Của không vào Đảng nhưng nhân cách con người ông ấy hoàn toàn xứng đáng là một người đảng viên. Ông vẫn thường xuyên gặp gỡ Thủ tướng Phạm Văn Đồng,các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước để trao đổi, đề xuất các vấn đề tâm huyết về khoa học kỹ thuật,quốc kế dân sinh, quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ hữu nghị Việt Nhật… ”.
Mối tình Việt- Nhật
Nói đến GS Lương Đình Của, không thể không nhắc đến tổ ấm gia đình 5 người con cùng bà Nobuko, phát thanh viên tiếng Nhật của Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi về ở khu tập thể của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, bà Nobuko cũng tranh thủ nuôi thêm con gà, con lợn để cải thiện thêm bữa ăn cho gia đình - những việc mà khi ở Nhật Bản bà chưa bao giờ nghĩ tới. Mọi người hỏi bà vì sao lại đến Việt Nam, vì sao lại tình nguyện ở đây suốt đời dù vẫn giữ quốc tịch Nhật Bản, bà cười: “Cả ngàn người hỏi tôi vậy rồi, cả các con tôi cũng hỏi. Câu trả lời cách nay 60 năm là:“Thuyền theo lái, gái theo chồng”. Câu trả lời của hôm nay là: “Vì cơn gió thổi từ Hà Nội, những cơn gió mát lành trên đồng ruộng Việt Nam”. Nói rồi bà lại cười tự hào về 3 người con nối nghiệp chồng công tác ở ngành nông nghiệp.
![]() |
Bà Nobuko năm 91 tuổi (Ảnh: TLGĐ) |
Hồi ký của bà Nobuko viết: “Tôi luôn tin tưởng là tôi hiểu biết về anh Của nhiều nhất, nhưng khi chứng kiến cảnh tang lễ của anh, niềm tin này bắt đầu lung lay. Nhiều đoàn cán bộ cao cấp, nhiều cơ quan đoàn thể, đại biểu địa phương, những đoàn dài học sinh, sinh viên, hàng trăm người nông dân đứng xếp hàng trước cổng Bộ Nông lâm nghiệp khóc anh... Tôi mới hiểu anh với tư cách một người chồng, người cha, chứ vẫn chưa hiểu hết những đánh giá về mặt xã hội”.
Sau khi ông mất, bà Nobuko cùng các con quyết định chuyển vào TP.HCM để được sống gần hơn quê hương ông Lương Định Của, bà tiếp tục làm việc ở Sở Ngoại vụ, tiếp tục cùng VN vượt qua những thời kỳ từ khó khăn đến đổi mới về kinh tế, đường lối chính sách. Mỗi khi nhắc về ông Lương Định Của, bà Nobuko bảo: “Ai cũng nói nếu chúng tôi vẫn cứ ở Nhật Bản thì sẽ giàu có lắm, sự nghiệp của anh cũng rực rỡ hơn về khoa học. Nhưng vật chất không làm nên hạnh phúc. Ở lại Nhật Bản thì anh Của sẽ không thể vui được đâu, vì những “cơn gió thổi từ Hà Nội”. Tôi đến đây, được làm vợ anh 30 năm, hợp nhau tới từng lời ăn tiếng nói, như vậy là tôi được ở nấc thang trên cùng của hạnh phúc rồi”.
![]() |
Mộ Giáo sư Lương Đình Của (Ảnh:T.A) |
Ông được Nhà nước phong tặng Anh hùng Lao động năm 1967 và truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1995. Có nhiều con đường, trường học được đặt tên Lương Định Của ở Hà Nội, TP.HCM, Sóc Trăng… Năm 2006, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lập ra Giải thưởng Lương Định Của, trao tặng hằng năm cho các thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới...
Thanh An-(TTĐN)

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng
DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...