Hà Nội: 20 năm không xử lý nổi "bãi rác" tại bán đảo Linh Đàm

14:56 | 14/06/2019

DNTH: Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai - Hà Nội) với những KĐT cùng chung cư kiểu mẫu, nhưng nạn ô nhiễm môi trường ở đây lại khiến nhiều người phải bức xúc.

Muốn bước vào hồ phải qua bãi rác!

Dạo nửa vòng hồ Linh Đàm, nếu như không để ý thì ai cũng công nhận một không gian sạch đẹp, ít rác. Nhưng, nếu đi sang địa bàn thuộc phường Hoàng Liệt thì không gian rác khiến nhiều người phải bịt mũi lẫn bức xúc.

Tại các khu đất trống ven hồ, những bãi rác tự phát có quy mô rộng hẹp khác nhau là nơi tập kết đủ các loại rác thải: Chai lọ, túi nilon, bàn ghế, giường tủ, rác sinh hoạt, bóng đèn, cả mũ bảo hiểm, săm lốp xe máy...

Những chiếc sofa hỏng cứ nhan nhản ở phường Hoàng Liệt.

Những đống rác lù lù án ngữ phía cạnh hồ không những không được dọn dẹp mà ngày càng phình ra. Theo quan sát của PV Báo KH&ĐS, rác thải xây dựng đựng trong các bao tải còn được một đơn vị trông giữ xe cạnh hồ dùng làm kè xung quanh.

Một đơn vị trỗng giữa xe ven hồ Linh Đàm dùng những bao tải phế thải làm kè xung quanh.

Dưới chân cầu vượt, tại vị trí tiếp giáp bắc ngang qua hồ Linh Đàm – nơi ra vào hồ là một bãi tập kết rác thực sự. Từ bàn ghế sofa cũ hỏng, đến các bao tải rác, gương kính vỡ… ngập ngụa. Điều đó đồng nghĩa với việc, muốn đi vào trong đường đi bộ ven hồ Linh Đàm thì buộc phải đi qua bãi rác.

Muốn đi vào hồ phải qua bãi rác.

Gần 20 năm không xử lý nổi… rác

Một người dân sống tại chung cư HUD Nơ 10, cho biết: Những bãi rác ven hồ đã tồn tại gần 20 năm nay. Nhiều lần chúng tôi kiến nghị lên các cơ quan chức năng nhưng không được xử lý triệt để. 

Được biết, sau khi khu đô thị Linh Đàm được phê duyệt, triển khai xây dựng và đón các cư dân về sinh sống, đơn vị chủ đầu tư đã thành lập đội vệ sinh môi trường thuộc Xí nghiệp 1 có nhiệm vụ thu gom toàn bộ số rác thải sinh hoạt phát sinh tại các tòa nhà và vận chuyển lên khu xử lý rác tại huyện Sóc Sơn.

Những đống rác xây dựng tọa lạc ngay tại KĐT bán đảo Linh Đàm.

Tuy vậy,  Xí nghiệp 1 đã chọn địa điểm là bãi rác người dân phản ánh để tập kết rác tạm thời. Đến ngày 1/3/2017, theo chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, 30 quận huyện trên toàn địa bàn phải chuyển sang hình thức đấu thầu thầu thu gom rác.

Qua đấu thầu, Công ty Cổ phần môi trường và Đô thị Thanh Trì là đơn vị đứng ra đảm nhiệm công tác thu gom, vận chuyển rác tại khu đô thi Linh Đàm. Tuy vậy, sau khi có đơn vị cụ thể nhận trách nhiệm thu gom vận chuyển rác, điểm tập kết xe gom rác tạm thời biến thành bãi rác gây ô nhiễm.

Không chỉ khu vực hồ Linh Đàm mới có rác, càng đi gần đến trụ sở UBND phường Hoàng Liệt thì càng thấy rác thải nhiều hơn. Tại công viên đối diện cổng chợ xanh Linh Đàm, những bao tải rác do ai đó vứt trộm đã xếp thành những đống to.

Người dân sinh sống quanh các tòa nhà trong khu đô thị Linh Đàm, và quanh công viên cũng không hiểu tại sao chính quyền phường Hoàng Liệt lại để nạn rác thải tồn tại và hoành hành tại những khu vực vốn phải đặt môi trường lên hàng đầu. Điều đáng nói là sau khi bãi rác được chất đầy với các vật dụng công nghiệp dễ cháy như vỏ xốp, lốp cao su… người ta lại đốt khiến mùi khét và khói bụi bốc lên vô cùng khủng khiếp.

Rác lấp kín cả cống tiêu ven đường đi bộ tại hồ Linh Đàm.

Hài hước từ biển cấm đến… khẩu hiệu

Từ công viên này, xuôi xuống phía trụ sở ủy ban có một tấm bảng đỏ do UBND phường Hoàng Liệt cắm, ghi rõ “Khu vực cấm đổ rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng”. Thế nhưng, ngay dưới tấm bảng này chính là một đống rác. Ngoài một đống gạch, thì xỉ xây dựng và khoảng chục bao tải vứt ngổn ngang cùng vài ba vết đen cháy chứng minh từng có tình trạng đốt rác tại khu vực này.

Dưới biển cấm đổ rác là một... đống rác.

Đáng chú ý là tấm biển “cấm đổ rác” cùng đống rác này cách không xa trụ sở UBND phường Hoàng Liệt là bao. Chúng tôi gọi điện trực tiếp cho ông Trần Huy Hoàng, Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt, ông Hoàng nói sẽ cho anh em kiểm tra và đề nghị phóng viên đặt lịch làm việc tại văn phòng để xếp lịch trả lời.

Khẩu hiệu hoành tráng, nhưng chính quyền phường Hoàng Liệt và quận Hoàng Mai ở đâu khi để ô nhiễm môi trường?

Trước trụ sở UBND phường Hoàng Liệt, một băng rôn dài với hàng chữ “UBND quận Hoàng Mai hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường năm 2019 – Đi tìm bầu trời xanh, ngập tràn không khí sạch” được treo rất trang trọng. Tuy nhiên, sự thật đã và đang diễn ra lại hoàn toàn khác.

Theo đề nghị của ông Trần Huy Hoàng, Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt, PV báo KH&ĐS đã đặt lịch làm việc tại văn phòng UBND phường từ ngày 7/5 để có câu trả lời về tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, PV không nhận được bất kỳ hồi âm nào từ UBND phường Hoàng Liệt.

Theo KHVĐS

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao

Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.

Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo

Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...

Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải

Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.

Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường

So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...

Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai

Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...

XEM THÊM TIN