Hà Nội nằm trong Top 10 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021

16:16 | 27/04/2022

DNTH: Sáng 27/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2021.

PCI2
Hà Nội đứng thứ 10 (68,6 điểm) về chỉ số PCI cấp tỉnh năm 2021.

Lễ công bố Chỉ số PCI là sự kiện thường niên, là thước đo, cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh đối với công tác điều hành và chất lượng môi trường kinh doanh tại từng địa phương trên toàn quốc. Theo đó, PCI 2021 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 11.312 doanh nghiệp, trong đó có trên 10.127 doanh nghiệp tư nhân và 1.185 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo kết quả chung cuộc năm 2021, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... thuộc nhóm dẫn đầu cả nước. Đây cũng là những địa phương có những chuyển biến rất tích cực trong phát triển kinh tế và kiểm soát tốt dịch Covid - 19, theo đánh giá của các doanh nghiệp. Hà Nội đứng thứ 10 (68,6 điểm) trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố; được đánh giá khá cao về cơ sở hạ tầng, chi phí thời gian, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Các nhóm tiếp theo gồm Bình Định, Cần Thơ, Hải Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bến Tre, Thái Nguyên, Nghệ An… nhóm cuối là Cao Bằng (xếp thứ 63), Hòa Bình (62), Kon Tum (61)...

Trong bối cảnh năm 2021 khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid - 19, chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam tiếp tục duy trì xu hướng cải thiện qua thời gian. Thực tế đó thể hiện sự cầu thị, tinh thần hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu cũng như mang lại những hiệu quả tích cực và rõ nét ở các địa phương.

Tại lễ công bố, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, cải cách hành chính có chuyển biến tích cực, với hiệu quả và hiệu lực thực thi tại các cấp địa phương gia tăng. Những nỗ lực phòng, chống tham nhũng đang phát huy tác dụng trong việc giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.

“PCI 2021 là năm thứ 17 liên tiếp, là sự bền bỉ, nỗ lực, đánh giá khách quan, trung thực và 17 năm hành động để cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đánh giá.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E.Knapper chia sẻ, Chính phủ Hoa Kỳ tự hào hợp tác với VCCI để hỗ trợ chỉ số PCI vươn lên trở thành một công cụ quan trọng cho các nhà đầu tư muốn tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Công cụ này đã kích thích những cải thiện về chất lượng điều hành kinh tế tại các địa phương, từ đó “mở khóa” cho tăng trưởng do khu vực tư nhân dẫn dắt.

Năm 2021 về tổng thể, chất lượng điều hành kinh tế của các địa phương có sự cải thiện theo thời gian. Điểm PCI gốc năm 2021 đạt 65,53 điểm, cao hơn 1,6 điểm so với điểm PCI gốc 2020 và liên tục tăng từ năm 2017 cho đến nay.

Ngoài việc đánh giá về chất lượng điều hành và môi trường kinh doanh tại các địa phương, Báo cáo PCI 2021 còn đi sâu tìm hiểu những thách thức mà các doanh nghiệp tư nhân phải đối diện, vượt qua, như cách thức ứng phó với dịch Covid - 19, bên cạnh đánh giá của họ về các biện pháp phòng, chống dịch...

PCI3
Nhóm tốp 10 địa phương dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2021.

Thông tin tại lễ công bố, các chuyên gia cũng cho rằng, bằng cách tham khảo PCI, có thể thấy diễn biến, điểm mạnh, điểm yếu và hạn chế về tổng quát cũng như ở mỗi lĩnh vực, vấn đề cụ thể để điều chỉnh, khắc phục ở các tỉnh, thành phố.

Năm 2021 ghi nhận bước cải thiện đáng kể về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nói chung. Có 85,6% doanh nghiệp cho rằng, UBND các địa phương đã vận dụng quy định pháp luật một cách linh hoạt, nhanh gọn nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi hơn; 61,5% doanh nghiệp xác nhận chính quyền có thái độ tích cực đối với hoạt động của doanh nghiệp tư nhân… song, cũng có hơn 54% doanh nghiệp cho rằng, cán bộ còn biểu hiện nhũng nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Do đó, chính quyền các tỉnh, thành cần đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng, tập trung cải cách trong các lĩnh vực thuế, đất đai, bảo hiểm xã hội, môi trường, xây dựng, phòng cháy và quản lý thị trường.

Căn cứ vào kết quả, phân tích cụ thể, VCCI cùng các đơn vị liên quan đã đưa ra bức tranh tổng thể về cải cách, trong đó, nhấn mạnh sự cấp thiết tiếp tục cải cách hành chính một cách thực chất, vì lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng. Thực tế cũng đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ, nhận thức và năng lực của từng cơ quan chức năng, cán bộ trong cơ quan công quyền theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Cải cách chính là động lực, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế… và là mục tiêu theo đuổi trong các năm tới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN