Hà Nội: Tạo đột phá lớn trong xây dựng nông thôn mới 

17:21 | 23/12/2021

DNTH: Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, đến hết năm 2021, toàn Thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 44 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là “đột phá lớn” để Hà Nội đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025.

100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm 2020 và 2021, việc xây dựng nông thôn mới (NTM) vừa qua gặp nhiều khó khăn do dịch Covid - 19, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng “đầu vào” và “đầu ra” cho sản xuất khiến nông sản đến thời vụ thu hoạch khó tiêu thụ, giá thấp ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống Nhân dân.

Anh 60.1
Sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay toàn huyện Mê Linh đã có 16/16 xã được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong thời gian qua tập trung chủ yếu cho phòng, chống dịch Covid - 19 cho nên tiến độ thực hiện xây dựng NTM chưa bảo đảm yêu cầu đề ra. Đặc biệt, thời điểm giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thành phố nên công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ của các cấp, ngành bị chậm lại.

Tuy nhiên, với những chính sách hỗ trợ của thành phố, các địa phương và sự hưởng ứng của Nhân dân nên chương trình xây dựng NTM của Hà Nội vẫn đang phát huy hiệu quả to lớn. Qua xây dựng NTM, đời sống Nhân dân ngày càng cải thiện, thu nhập của người dân khu vực nông thôn được nâng cao, đường làng ngõ xóm khang trang, xanh, sạch, đẹp... đến nay, 100% số xã trên địa bàn Hà Nội đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Trước đó, ngày 16/12, đoàn thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu thành phố giai đoạn 2021 - 2025 đã tiến hành thẩm định, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí NTM cho 3 xã cuối cùng của huyện Mỹ Đức là: Đồng Tâm, An Phú, An Tiến.

Sau 10 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, cả 3 xã An Tiến, An Phú và Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) đã có những chuyển biến tích cực. NTM đã hiện hữu trên mỗi làng quê, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, hạ tầng nông thôn khang trang, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng cao.

Anh 60.3
Thu nhập bình quân đầu người dân huyện Ứng Hoà ước đạt 54,6 triệu đồng/năm vào cuối năm 2021.

An Phú là xã miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong 10 năm qua đã huy động được hơn 513 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới. Toàn xã có 13/13 thôn có nhà văn hóa, 12/13 thôn đạt và duy trì danh hiệu "làng văn hóa". Tại xã An Tiến, địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2021, giá trị sản xuất nông nghiệp của xã ước đạt 150 triệu đồng/ha, tăng 81,9 triệu đồng/ha so với năm 2012. Còn tại xã Đồng Tâm, thu nhập bình quân năm 2021 ước đạt 55,2 triệu đồng/người, tăng 42,2 triệu đồng so với năm 2012; tỷ lệ hộ nghèo giảm, còn 0,18%...

Tại hội nghị thẩm định, các đại biểu là đại diện các sở, ngành, Văn phòng điều phối đã đánh giá, phân tích những lĩnh vực đạt được, những vấn đề còn hạn chế trong thực hiện 19 tiêu chí tại 3 xã. Trên cơ sở đó, các thành viên đã thống nhất cả 3 xã đủ điều kiện trình Hội đồng thành phố xem xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2021. Như vậy, đến nay 100% số xã của Mỹ Đức về đích NTM, đồng thời cũng là 3 xã cuối cùng của thành phố về đích đạt chuẩn NTM.

Anh 60.2
Đoàn thẩm định thành phố đánh giá các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức).

Ông Đỗ Trung Hai, Phó Bí thư thường trực huyện ủy Mỹ Đức khẳng định, nhờ những thành tựu của chương trình NTM nên đời sống của nông dân huyện Mỹ Đức ngày một nâng cao. Thu nhập đầu người đạt 49,2 triệu đồng/người/năm; giá trị thu nhập bình quân đạt 160 triệu đồng/ha/năm. Hệ thống cơ sở hạ tầng thường xuyên được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế.

Theo ông Đỗ Trung Hai, xây dựng NTM là một nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài. Theo đó, huyện sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM theo hướng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, phấn đấu về đích huyện NTM trong năm 2022. Cùng với đó là phát triển kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ, các ngành nghề nông thôn.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí đánh giá cao việc huy động nguồn lực trong xây dựng NTM tại huyện Mỹ Đức. Trong thời gian qua, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nhưng huyện đã nỗ lực hoàn thiện đưa 3 xã cuối cùng về đích NTM.

Ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh, công cuộc xây dựng NTM có điểm đầu nhưng không có điểm cuối. Do đó, huyện Mỹ Đức cần tiếp tục nâng cao các tiêu chí đã đạt được theo hướng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, NTM thông minh… như vậy, đến thời điểm này, 382/382 xã trên địa bàn Hà Nội đã về đích NTM, hoàn thành mục tiêu thành phố đề ra trong năm 2021.

Phấn đấu đến năm 2025 có 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Có được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, của chính quyền thành phố, các cơ quan chức năng và sự đồng lòng, quyết tâm của Nhân dân. Đặc biệt, Ban chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo) tiến hành kiểm tra tiến độ, nắm bắt tình hình tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn kịp thời tạo điều kiện cho các đơn vị cơ sở tổ chức thực hiện.

Trước đó, thực hiện Nghị quyết đại hội XVI của Đảng bộ Thành phố, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 02-CTr/TU về “phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020”. Kế hoạch số 188/KH-UBND để tổ chức triển khai thực hiện chương trình số 02-CTr/TU cũng được UBND thành phố ban hành ngay sau đó.

Song song với chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chương trình số 02 của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo các cấp, ban ngành, các địa phương, đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. Ban chỉ đạo Chương trình 02 đã thành lập các đoàn kiểm tra, làm việc trực tiếp với các huyện, thị xã và sở, ngành liên quan.

Các sở, ban, ngành, địa phương ở Hà Nội cũng đã chủ động lồng ghép các chương trình, dự án như: phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng đường giao thông nông thôn... nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM tại các huyện, thị xã trên địa bàn.

Tại huyện Thường Tín, hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện; hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương, thủy lợi phục vụ sản xuất được ưu tiên đầu tư bảo đảm an toàn trong phòng, chống lũ, tiêu thoát nước.

Ðến nay, ngành nông nghiệp huyện Thường Tín đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả canh tác. Trong đó, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: lúa hàng hóa tập trung tại hai xã: Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên, vùng sản xuất rau an toàn tại các xã: Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú, vùng cây ăn quả ở hai xã Chương Dương, Tự Nhiên; vùng nuôi trồng thủy sản tại hai xã Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến. Ngoài ra, trên địa bàn có chín mô hình liên kết chuỗi trong trồng trọt, chăn nuôi giúp tạo ra sản phẩm có chất lượng, hình thành thương hiệu và bảo đảm đầu ra, cho thu nhập ổn định.

Thực hiện và phát triển chương trình NTM, huyện Gia Lâm đã tập trung đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, điện, đường liên xã liên thôn, đường làng cơ bản được bê - tông hóa; các công trình nhà văn hóa ở nhiều xã được xây dựng khang trang sạch đẹp; công tác vệ sinh môi trường đã được quan tâm, các xã đều có tổ thu gom rác thải.

Nhiều mô hình của huyện Gia Lâm triển khai thí điểm sản xuất rau, hoa, quả, tập trung như: mô hình thí điểm ứng dụng hệ thống tưới tự động cho vùng rau, hoa cây cảnh, cây ăn quả; mô hình thí điểm giống dưa lê Hàn Quốc Happy 6; mô hình sản xuất theo hướng sinh thái hữu cơ trên rau...

Tại Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy (khoá XVII) về “đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025”, thành phố Hà Nội tiếp tục phấn đấu đến năm 2025 có 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 20% số xã NTM kiểu mẫu và năm huyện phát triển lên quận, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM Hà Nội, thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành kế hoạch triển khai các quy hoạch chi tiết trung tâm xã, điểm dân cư, không gian sản xuất; ban hành và thực hiện quy chế quản lý kiến trúc cho khu vực điểm dân cư nông thôn; đồng thời tập trung đầu tư hệ thống các thiết chế văn hóa cơ sở và công viên, cây xanh theo hướng văn minh, hiện đại...

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội tập trung thực hiện tiêu chí môi trường trong nông thôn mới; phát triển các mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh.

Phó Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội dự kiến đầu tư cho khu vực nông thôn khoảng 92.680 tỷ đồng (tăng khoảng 15% so với giai đoạn 2016 - 2020).

Với nguồn kinh phí này, thành phố tiếp tục phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu gắn với tiêu chí đô thị... nhằm xây dựng NTM Hà Nội văn minh, hiện đại và giàu bản sắc văn hóa.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

XEM THÊM TIN