Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

19:56 | 13/04/2024

DNTH: Mới đây, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định công nhận "Làng nghề, làng nghề truyền thống" và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023.

1
Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc địa bàn 24 quận, huyện, thị xã gồm 268 làng được công nhận danh hiệu làng nghề, 59 làng được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống với 6/7 nhóm nghề.

Các làng nghề đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố. Tính đến nay, có 745/2.711 sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố là sản phẩm của làng nghề, làng có nghề (chiếm 27,48 % tổng sản phẩm OCOP toàn Thành phố).

Thực hiện Quyết định số 4863/QĐ-UBND ngày 28/9/2023 của UBND Thành phố về việc ủy quyền cho Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội trong việc giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở. Sở NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 1884/QĐ-SNN ngày 20/10/2023 thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét công nhận danh hiệu "Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống" Hà Nội 2023 - 2024.

Trên cơ sở đó, Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan hướng dẫn các địa phương hoàn thiện hồ sơ, tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở làng nghề và tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét công nhận danh hiệu cho 15 làng nghề trình UBND Thành phố phê duyệt, thuộc các quận, huyện: Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thanh Trì, Hoàng Mai. Đến nay, 15 làng nghề đã được UBND Thành phố công nhận danh hiệu, gồm 4 làng được công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội", 11 làng được công nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội", (tăng 9 làng so với năm 2022).

2
Trao bằng chứng nhận cho các làng nghề.

Trong 15 làng nghề được công nhận năm 2023, có 6 làng nghề được công nhận mới, 9 làng nghề thuộc huyện Phú Xuyên được công nhận từ "Làng nghề" lên "Làng nghề truyền thống".

Sau khi được công nhận danh hiệu làng nghề, các làng nghề đã và đang duy trì hoạt động hiệu quả, một số làng nghề đã thành lập Hội làng nghề hoặc Ban Quản lý làng nghề (tiền thân của Hội làng nghề) để hỗ trợ, liên kết trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như gắn kết giữa các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề như: Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm; làng nghề cỏ tế mây tre đan Lưu Thượng, xã Phú Túc, các làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên,…

Về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thực hiện Kế hoạch số 53/KH-HĐOCOP ngày 28/4/2023 của Hội đồng OCOP Thành phố về việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2023, dự kiến đánh giá khoảng 400 sản phẩm.

Trên cơ sở kế hoạch của Hội đồng OCOP Thành phố, ngay từ đầu năm Sở đã đôn đốc các huyện đăng ký và xây dựng kết hoạch triển khai. Tổ tư vấn phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, đã phối hợp với các địa phương để đánh giá, phân hạng.

Kết quả, Thành phố đã đánh giá, phân hạng được 544 sản phẩm OCOP, vượt 136% kế hoạch Thành phố giao (400 sản phẩm). Trong đó có 440 sản phẩm 3 sao, 104 sản phẩm tiềm năng 4 sao, của 200 chủ thể (50 doanh nghiệp, 36 HTX, 114 hộ kinh doanh); sản phẩm được đánh giá đa dạng về chủng loại, gồm: 280 sản phẩm thực phẩm chế, biến chiếm 51,5%; 16 sản phẩm thực phẩm thô, sơ chế chiếm 2,9%; 61 sản phẩm thực phẩm tươi sống, chiếm 11,2%; 16 sản phẩm đồ uống, chiếm 2,9%... Tổng số sản phẩm từ làng nghề tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 là 141/544, chiếm 25,9%.

Lũy kế đến nay, thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 2.711 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao, 1.220 sản phẩm 3 sao, trở thành điểm sáng và đi đầu của cả nước trong phát triển chương trình OCOP.

3
Sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP Hà Nội được giới thiệu, đến người tiêu dùng.

Với những kết quả đã đạt được, theo ông Nguyễn Xuân Đại, năm 2024, Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước, của Thành phố về vai trò, ý nghĩa của việc bảo tồn, phát triển làng nghề để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, thống nhất về nhận thức và hành động. Thường xuyên rà soát các văn bản về cơ chế, chính sách liên quan đến bảo tồn, phát triển làng nghề. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung và thống nhất triển khai trên địa bàn Thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển nghề, làng nghề.

Tăng cường công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, truyền nghề chú trọng các nghề truyền thống, cổ truyền. Chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện rà soát xây dựng hồ sơ đề nghị xét công nhận danh hiệu "làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống" Hà Nội, góp phần đưa chương trình 04 của Thành ủy về trước 1 năm, với mục tiêu năm 2024 tham mưu Thành phố công nhận danh hiệu "làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống" Hà Nội cho 26 làng nghề. Đặc biệt là việc quan tâm đến việc xây dựng phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề.

Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả chương trình OCOP năm 2024; tổ chức đánh giá, phân hạng ít nhất 400 sản phẩm mới dự thi. Các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các chủ thể đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm đã hết thời hạn; hỗ trợ các chủ thể nâng cấp những sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng hằng năm để dự thi nâng hạng sản phẩm OCOP.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm nông sản chủ lực và sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng Online... để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ sản phẩm.

4
Trao chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2023.

Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP các chủ thể có sản phẩm được chứng nhận OCOP cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả theo hướng liên kết phát triển sản phẩm bền vững theo chuỗi, đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Bên cạnh kết quả đạt được một số sản phẩm OCOP tham gia dự thi mặc dù chất lượng tốt nhưng hồ sơ minh chứng cho sản phẩm còn chưa đầy đủ (thiếu kế hoạch bảo vệ môi trường, chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng thủ công mỹ nghệ; trang trí; hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các đại lý, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, trang website,...); bao bì vẫn còn đơn giản chưa bắt mắt khách hàng tiềm năng.

Đặc biệt câu chuyện sản phẩm còn sơ sài chưa gắn kết được lịch sử, văn hóa của địa phương với công nghệ sản xuất và mong mỏi của công chúng tiêu dùng với sản phẩm đem lại cho họ. Chính vì vậy giá trị gia tăng của sản phẩm chưa được cao so với kỳ vọng.

Để phát triển các sản phẩm OCOP, thời gian tới, các sở, ngành thành phố liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ tập trung triển khai thực hiện các nội dung nhằm tạo điều kiện phát huy giá trị văn hóa của Hà Nội trong việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề gắn với triển khai hiệu quả Chương trình OCOP kết hợp với phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề.

Trong số 15 làng nghề được công nhận danh hiệu, có 4 làng được công nhận “Làng nghề Hà Nội”, gồm: Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm); Làng nghề mây tre đan thôn 3 (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì); Làng nghề mộc Triệu Xuyên (xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ); Làng nghề cắt may Làng Táo (xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ).

11 làng được phong tặng danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”, gồm: Làng nghề trồng đào, cây cảnh thôn Đông Thai (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín); Làng nghề khảm trai thôn Trung, Làng nghề khảm trai thôn Ngọ, Làng nghề chế biến nguyên liệu khảm và khảm ốc trai thôn Thượng, Làng nghề khảm trai thôn Hạ, Làng nghề sản xuất khảm trai - sơn mài thôn Bối Khê, Làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ - khảm trai thôn Đồng Vinh, Làng nghề sơn khảm thôn Mỹ Văn (cùng ở xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên); Làng nghề cỏ tế mây tre đan thôn Lưu Thượng (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên); Làng nghề mộc dân dụng thôn Chanh Thôn (xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên); Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai).

Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển

DNTH: Sau khoảng 20 năm phát triển, nghề nuôi cá lồng bè ở các xã ven biển, đảo ở Kiên Giang đã giúp cho hàng nghìn hộ vươn lên khá, giàu, không ngừng tăng về quy mô, số lượng và đã trở thành một trong những ngành thế mạnh của các...

Đổ hàng tỷ USD vào nông nghiệp, các đại gia Việt nhận lại được gì?

DNTH: Dù là những doanh nhân có tiếng trên thương trường, Bầu Đức, tỷ phú Trần Đình Long hay Trần Bá Dương,.. đều phải đối mặt với không ít thách thức trong hành trình đầu tư nông nghiệp.

Hiệu quả sản xuất từ Diễn đàn Khuyến nông@

DNTH: Trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức nhiều diễn đàn Khuyến nông @, qua đó đã giúp cho bà con nông dân nâng cao được kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng cơ hội kết nối sản xuất và tiêu...

Khuyến khích nông dân đa dạng con nuôi thủy sản để tăng thu nhập

DNTH: Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh dự báo tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt khoảng 195.000 tấn, tăng khoảng 3.000 tấn so năm 2023, vượt kế hoạch đề ra 7,19 % về tăng giá trị sản xuất và...

Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm

DNTH: Thủy sản được xác định là mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình và có những đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế những năm qua.

Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo

DNTH: Để góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa...

XEM THÊM TIN