Hải Phát Invest trước cơ hội “độc chiếm” Cienco 5...

07:56 | 03/03/2020

DNTH: Việc SCIC thoái vốn sẽ giúp nhóm nhà đầu tư tư nhân đang nắm giữ lượng lớn cổ phần tại Tổng Cty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco5) như Hải Phát Invest có cơ hội “tự quyết” mọi việc ở cựu thành viên của Bộ Giao thông Vận tải.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco5) là một trong số loạt doanh nghiệp họ “Cienco” được Bộ Giao thông vận tải tiến hành cổ phần hóa năm 2014.

Trong đợt tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), Cienco5 chào bán 14,2 triệu cổ phần (tương đương 32,38% vốn điều lệ) nhưng chỉ phát hành thành công hơn 1,9 triệu cổ phần cho 8 nhà đầu tư. Thương vụ có trị giá hơn 19,2 tỷ đồng.

Sau đợt IPO, tính đến ngày 30/9/2015, cổ đông Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tại Cienco5 với tỷ lệ sở hữu là 63,18% vốn điều lệ. Số cổ phần tương đương với 31% vốn điều lệ của doanh nghiệp được chia đều cho 2 nhà đầu tư chiến lược là CTCP Đầu tư Nam Trí (Nam Trí) và CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Phương (Việt Phương). Số cổ phần còn lại do cổ đông khác nắm giữ.

Tới cuối năm 2015, Cienco5 tiếp tục đưa 10,18 triệu cổ phần (23,18% vốn điều lệ) bán đấu giá với mức giá khởi điểm 10.010 đồng/cổ phần.

Được biết, đợt chào bán cổ phần lần này của Cienco5 có phần sôi động hơn khi thu hút được 3 nhà đầu tư tham gia là CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp. HCM (CII), CTCP Đầu tư Nam Trí và CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest - Mã CK: HPX).

Kết quả, một nhà đầu tư đã trả giá 19.870 đồng/cổ phần (tương đương 202 tỷ đồng) để mua trọn lô 23,18% cổ phần của Cienco5. Những diễn biến sau đó cho thấy nhiều khả năng Hải Phát Invest là nhà đầu tư trúng đấu giá, còn tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước giảm xuống chỉ còn 40% vốn điều lệ.

Sau khi thâu tóm lượng lớn cổ phần tại Cienco5, nhóm nhà đầu tư Hải Phát Invest có phần nôn nóng trong việc kiểm soát tổng công ty này.

Bởi lẽ, theo truyền thông trong nước, ngay sau khi mới trúng đấu giá và chưa hoàn thành thủ tục để chính thức trở thành cổ đông của Cienco5, ngày 11/3/2016, nhóm Hải Phát Invest đã cùng các cổ đông khác thực hiện việc sửa đổi điều lệ, tăng số lượng thành viên HĐQT từ 5 lên 7 người; thay đổi tỷ lệ biểu quyết thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông từ 75% xuống còn 51%; rồi loại bỏ loại bỏ quy định thời hạn 5 năm không được chuyển nhượng cổ phần của cổ đông chiến lược (ở lần sửa đổi ngày 4/4/2016).

Bên cạnh đó, ngày 28/4/2016, nhóm cổ đông tư nhân đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, bầu thêm 3 thành viên HĐQT là đại diện của các cổ đông này, chính thức kiểm soát HĐQT Cienco5.

Tuy nhiên, hành động trên của nhóm cổ đông Hải Phát bất thành do vi phạm Luật Doanh nghiệp, Nghị định 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và cả điều lệ công ty. Mặt khác, Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu “hoàn trả” tình trạng Cienco5 về trước thời điểm ngày 11/3/2016.

Chưa rõ việc “hoàn trả” được thực hiện ra sao, song, theo danh sách cổ đông chốt ngày 31/10/2019, Hải Phát Invest và công ty có liên quan là CTCP Đầu tư Hải Phát Thủ Đô đã nắm giữ tổng cộng 54,18% vốn điều lệ của Cienco5. Nhóm nhà đầu tư chiến lược đã hoàn toàn được thay thế.

Hải Phát Invest trước cơ hội “độc chiếm” Cienco 5... - ảnh 1

Cơ cấu sở hữu tại Cienco5 cuối tháng 10/2019 (Nguồn: SCIC)

Việc nhà đầu tư chiến lược sớm chuyển nhượng cổ phần còn diễn ra ở nhiều “Cienco” khác. Thậm chí, có trường hợp nhà đầu tư chiến lược đã tiến hành chuyển nhượng cổ phần trước thời hạn ở các "Cienco" dù cam kết sẽ nắm giữ lâu dài trước đó.

Mới đây, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã đăng ký bán đấu giá toàn bộ 17,56 triệu cổ phần của Cienco5 (tương đương 40% vốn điều lệ) mà đơn vị này đang nắm giữ. Mức giá khởi điểm là 19.300 đồng/cổ phần, được tính theo phương pháp tài sản và phương pháp tỷ số bình quân. Phiên đấu giá dự kiến được tổ chức vào ngày 20/3/2020 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Trong số các nhà đầu tư tiềm năng, khi chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2018, doanh nghiệp của ông Đỗ Quý Hải (Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest) từng thể hiện rõ việc thâu tóm thêm cổ phần tại Cienco5.

Và với những “sự cố” từng gặp phải khi cố giành quyền kiểm soát Cienco5 trước đó, Hải Phát Invest hoàn toàn có thêm lý do tham gia phiên đấu giá, để tổng công ty này sớm “dứt tình” với cổ đông Nhà nước, trở thành doanh nghiệp 100% vốn tư nhân.

Theo tính toán của VietTimes, dựa trên mức giá khởi điểm mà SCIC đưa ra, Hải Phát Invest sẽ phải chi ra tối thiểu hơn 338,9 tỷ đồng nếu muốn ôm trọn cả lô cổ phần thành công./.

Theo https://viettimes.vn/hai-phat-invest-truoc-co-hoi-doc-chiem-cienco-5-382049.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...

DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

XEM THÊM TIN