Hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng: 'Giải cứu' miền Tây thế nào?
11:46 | 10/03/2020
DNTH: Người dân cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn nước khi tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra vô cùng phức tạp như hiện nay.
Như đã đưa tin, tính đến ngày 4/3, đã có 5 tỉnh miền Tây gồm Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An công bố tình huống khẩn cấp về hạn, xâm nhập mặn.
Tại Cà Mau, toàn tỉnh có hơn 21.000 hộ dân thiếu nước ngọt sử dụng; hơn 19.000 ha lúa đông xuân đứng trước nguy cơ thất trắng; hơn 43.000 ha rừng ở U Minh Hạ đang khô hạn ở cấp độ 3 và 4, nguy cơ cháy rừng rất lớn.
Người phụ nữ nhổ cỏ cho bò ăn trên cánh đồng khô nứt nẻ. (Ảnh: VnExpress) |
Ở Bến Tre, do mặn đến sớm, cường độ cao và xâm nhập quá nhanh, quá sâu vào nội đồng nên hiện nay độ mặn 2‰ đã bao phủ hầu hết địa bàn. Hơn 5.000 ha lúa gần như thất trắng, hơn 20.000 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay toàn miền Tây có khoảng 20.000 ha lúa bị mất trắng do hạn mặn, bằng khoảng 7% so với năm 2016. Đợt hạn mặn lịch sử 4 năm trước (100 năm mới lặp lại) khiến 600.000 người miền Tây thiếu nước sinh hoạt; 160.000 ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng; 10 trong số 13 tỉnh, thành phải công bố thiên tai.
Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Châu Trần Vĩnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, tình trạng hạn hán, thiếu nước năm nay xảy ra trên diện rất rộng, trải dài từ Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên đến Đồng bằng sông Cửu Long và có diễn biến vô cùng phức tạp.
Không chỉ riêng các tỉnh miền Tây, lượng mưa cũng như lượng dòng chảy trên các sông, suối phạm vi cả nước rất thấp so với trung bình nhiều năm. Nhiều hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa lớn, quan trọng, lượng nước tích được đầu mùa cạn là không nhiều. Riêng hồ thủy điện Hòa Bình với dung tích hữu ích hơn 6 tỉ m3 đã ghi nhận mực nước thấp kỷ lục trong suốt gần 30 năm vận hành.
Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước nhấn mạnh đến vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra sớm và mạnh hơn so với những dự báo trước đó.
"Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hạn hán, thiếu nước và nhiều hiện tượng cực đoan như thiên tai, lũ lụt khác trên phần lớn các khu vực ở nước ta như hiện nay.
Tác động rõ nét nhất của biến đổi khí hậu là làm sông, suối bị thay đổi chế độ dòng chảy; gia tăng tình trạng lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở bờ sông, suối ở nhiều địa phương trên cả nước.
Đặc biệt, hệ quả của nó là kéo theo tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; thiếu nước sạch phục vụ sinh hoạt của người dân ở nhiều địa phương như chúng ta đã thấy trong thời gian qua", Phó Cục trưởng Châu Trần Vĩnh cho hay.
Ruộng lúa của người dân chết khô do hạn hán, xâm nhập mặn tại Bến Tre. (Ảnh: Tuổi Trẻ) |
Để giảm thiểu nguy cơ thiếu nước trong thời gian còn lại của mùa cạn và ứng phó với tình trạng hạn mặn, ông Châu Trần Vĩnh cho biết, mặc dù tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm 2020 tại Đồng bằng sông Cửu Long được coi ở mức nghiêm trọng như năm 2016, nhưng nhờ các công tác dự báo, cảnh báo sớm nên mức độ thiệt hại đã được giảm thiểu đáng kể.
"Đối với các hồ chứa đang có thiếu hụt nguồn nước, như hồ Cửa Đạt (sông Mã), Bình Điền (sông Hương), A Vương (Vu Gia - Thu Bồn), Ka Nak (Ba), Sê San 4 (Sê San), Đại Ninh (Đồng Nai)… Chúng tôi đã trình lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản phối hợp, chỉ đạo điều hành các hồ chứa. Các hồ chứa này do vẫn thiếu hụt nên phương án điều chỉnh giảm lưu lượng xả xuống hạ du cho phù hợp để bảo đảm đủ nước cấp cho từ 5-7 tháng còn lại của mùa cạn", ông Vĩnh nói.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đẩy mạnh xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh nhằm cân bằng các nguồn nước, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước nước một cách hợp lý theo không gian, thời gian. Đặc biệt là quy định các phương án phân bổ nguồn nước trong trường hạn hán, thiếu nước cho các mục đích sử dụng nhất là đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân.
Song, Phó Cục trưởng Châu Trần Vĩnh cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay để có thể đẩy lùi, giảm tác động của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đó chính là thay đổi nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, các tổ chức… về việc bảo vệ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Ngày 8/3, trong buổi làm việc với lãnh đạo 5 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thống nhất và giao Bộ Tài chính chi 350 tỉ đồng chia đều cho 5 tỉnh đã công bố thiên tai xâm nhập mặn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các địa phương bị ảnh hưởng bởi hạn mặn phải sử dụng số tiền này đúng mục đích vào các việc như bơm nước, nạo vét đắp đập tạm, đào ao, kéo dài đường ống, thiết bị chở nước và hỗ trợ người dân. |
Nguyễn Phượng
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường
Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.
Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...
Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.
Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.
Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...
Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...