Hậu Giang: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, ưu tiên phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao

22:45 | 19/08/2022

DNTH: Là một trong những nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tại Thông báo số 252/TB-VPCP ngày 19/8/2022.

Phát huy tiềm năng, lợi thế, nhất là từ nguồn lực con người

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, Hậu Giang cần phát huy tiềm năng, lợi thế, nhất là từ nguồn lực con người, điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử để biến tiềm lực thành nguồn lực, biến khát vọng thành hành động; phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, đoàn kết đó chính là động lực, nguồn cảm hứng để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Đồng thời, bám sát thực tiễn, lấy thực liễn làm thước đo để đưa ra nhiệm vụ, giải pháp sát với tình hình, phát huy mạnh mẽ nội lực với tinh thần tự lực, tự cường, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. 

Chú trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm hiệu quả được tiếp tục phát huy, nhân rộng, tạo sức lan tỏa cao, đồng thời khắc phục bằng được các tồn tại, khó khăn, nhất là 2 nút thắt về hạ tầng chiến lược và nguồn nhân lực, phấn đấu đạt kết quả cao nhất, thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa sông nước

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Hậu Giang chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, năng lượng, công nghiệp thực phẩm, dịch vụ logistics. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, ưu tiên phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa sông nước. Đặc biệt, cùng với phát triển kinh tế phải chú trọng phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội, không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, môi trường đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Bên cạnh đó, rà soát, tập trung thực hiện các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đẩy mạnh triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Tập trung phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hạt nhân là hợp tác xã, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu thụ hàng hóa và mở rộng thị trường và cung cấp vật tư.

Tạo không gian phát triển mới, thúc đẩy phát triển toàn diện

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hậu Giang cần làm tốt và chắc chắn phải hoàn thành trong năm 2022 công tác Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm tạo không gian phát triển mới, thúc đẩy phát triển toàn diện, với tinh thần quy hoạch phải đi trước một bước, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài.

Xây dựng, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tăng cường hợp tác công tư, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, lấy nguồn lực Nhà nước kích hoạt, dẫn dắt mọi nguồn lực hợp pháp khác.

Cải cách hành chính, chuyển đổi số nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; tăng cường đối thoại, đồng hành và giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN