Hiệp định CPTPP có hiệu lực: Thuế giảm đi cùng những điều kiện ngặt nghèo
18:07 | 05/01/2019
DNTH: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, mang đến cơ hội cho hàng Việt xuất sang các nước đã phê chuẩn CPTPP với những ưu đãi thuế quan, nhưng cũng kèm theo những điều kiện chặt chẽ.
Hiệp định CPTPP có hiệu lực: Thuế giảm đi cùng những điều kiện ngặt nghèo. (Ảnh minh hoạ)
Cắt giảm thuế theo lộ trình
Một trong những quy định ngay khi CPTPP có hiệu lực là đơn giản hóa thủ tục hành chính. Cụ thể, nếu xuất khẩu hàng hoá sang 6 nước đã phê chuẩn CPTPP (Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia), các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự làm tờ khai nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (C/O) để hưởng ưu đãi thuế. Tờ khai C/O mới trong CPTPP không cần đóng dấu của bất cứ cơ quan chính quyền nào, mà chỉ cần có chữ ký của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
Đặc biệt, hàng Việt Nam xuất sang các nước đã phê chuẩn CPTPP và hàng của các nước này vào Việt Nam sẽ hưởng mức thuế mới. Mỗi mặt hàng sẽ có một mức thuế cụ thể, cắt giảm theo lộ trình. Theo tính toán, trung bình mức thuế được cắt giảm khoảng hơn 60% cho lần đầu tiên; sau 3 năm sẽ lên đến trên 80%.
Liên quan đến câu chuyện miễn giảm thuế, cũng từ ngày 14/1/2019, mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp Việt Nam có thể nhập hàng hoá có giá trị dưới 1.000 USD từ các nước CPTPP và có thể yêu cầu được miễn thuế hoàn toàn theo mức thuế ưu đãi của Hiệp định.
Tuy nhiên, dệt may, da giày, thủy sản…, những ngành hàng xuất khẩu được đánh giá có lợi thế trong top đầu khi CPTPP hiệu lực nhờ vào việc được giảm thuế, cũng không dám hồ hởi, bởi điều kiện để ưu đãi thuế không ít ngặt nghèo.
Quy tắc xuất xứ hiện vẫn đang là vấn đề gây lo ngại cho 2 ngành hàng chính của Việt Nam là dệt may và da giày. Ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm Hội nhập kinh tế quốc tế TP. HCM cho biết để được hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Tất cả các điều này sẽ thể hiện ở tờ khai C/O.
“CPTPP có quy định khá chặt về quy tắc xuất xứ hàng hóa, với yêu cầu xuất xứ từ sợi trở đi, bởi vậy các doanh nghiệp xuất khẩu được giảm thuế tới đâu theo cam kết trong CPTPP lại nằm ở việc khai C/O”, ông An nói.
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu (khoảng 60%), chủ yếu từ những nước không tham gia CPTPP. Trong đó, riêng nhập khẩu vải từ Trung Quốc chiếm 50%, vì vậy, sẽ không dễ dàng để có ngay ưu đãi trong CPTPP.
Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là các ngành may mặc, dệt may, giày da vẫn sẽ được hưởng lợi. Theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch TBS Group, đối với ngành da giày, chủ yếu gia công xuất khẩu nên không có nhiều ý nghĩa trong việc giảm thuế nhưng đổi lại sẽ có cơ hội mở rộng thị trường sang những nước mà da giày Việt chưa tiếp cận được nhiều như: Canada, Mexico, Australia…
Đặc biệt, sẽ rất hiệu quả cho những doanh nghiệp nào sở hữu chuỗi sản xuất khép kín khi vừa gia tăng được xuất khẩu, vừa có đủ điều kiện được giảm thuế.
Tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ FTA
Trao đổi với phóng viên, đại diện một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Australia… thừa nhận mục tiêu chính của doanh nghiệp là đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng xuất khẩu, chứ chưa để ý tới việc hoàn tất các thủ tục để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết FTA, trong đó có CPTPP, dù nguyên liệu sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp đều được cung cấp tại nội địa.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới và Bộ Công thương gần đây cho thấy có trên 86% doanh nghiệp biết đến CPTPP. Tuy nhiên, nhìn chung, doanh nghiệp dường như chưa thực sự sẵn sàng cho hội nhập quốc tế, chưa hiểu cam kết CPTPP sẽ tác động thế nào tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí, không ít doanh nghiệp cảm thấy choáng ngợp, chùn bước trước sân chơi mới rộng mở hơn, nghiêm ngặt hơn.
Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nêu một thực tế rằng tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ các FTA của doanh nghiệp Việt Nam mới đạt trung bình 30 - 35%. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể là doanh nghiệp không biết về những cơ hội thuế quan này, không hiểu về điều kiện quy tắc xuất xứ để hàng hóa được hưởng thuế ưu đãi và không biết làm thế nào để tuân thủ các thủ tục phức tạp…
“Quan trọng là các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu kỹ về Hiệp định và phạm vi ảnh hưởng lên ngành của mình, cố gắng tăng tỷ lệ nội địa hóa, đáp ứng các quy tắc xuất xứ của từng loại sản phẩm để hưởng ưu đãi”, ông Thuấn khuyến nghị.
Chủ động đón cơ hội từ CPTPP Công ty TNHH sản xuất - thương mại - dịch vụ giày Vinh Thông (TP. HCM), chuyên sản xuất và xuất khẩu giày dép, đã có kế hoạch đào tạo nhân lực ở các khâu sản xuất, quản trị, thiết kế và nâng cao năng suất thêm 30% để xuất khẩu vào thị trường CPTPP. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cho biết sắp tới, doanh nghiệp sẽ triển khai xúc tiến thương mại ở các nước thành viên CPTPP, nghiên cứu công nghệ và yêu cầu của các thị trường này để cải tiến sản phẩm và tăng xuất khẩu. |
Cùng chuyên mục
- Tags:
- hàng Việt /
- điều kiện ngặt nghèo /
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương /
- hiệp định CPTPP /
- CPTPP /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...
DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...
Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực
DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng
DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...
Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm
DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh
DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.
Giảm gánh nợ công
DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...