Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu

20:33 | 08/12/2024

DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tham dự hội thảo có 80 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các tổ chức nông dân trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Trong khuôn khổ Chương trình Nông dân Châu Á – Thái Bình Dương (APFP) và chương trình Tăng cường năng lực của các tổ chức nông dân Châu Á (FO4A), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) đồng tổ chức Hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

"Thay mặt cho Hội Nông dân Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng và vinh dự được chào đón tất cả các bạn đến với Hội thảo" -bà Nguyễn Thị Việt Hà nói.

Bà Nguyễn Thị Việt Hà cho biết: Hội thảo có ý nghĩa quan trọng khi hệ thống lương thực toàn cầu đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ những thách thức kép là đảm bảo an ninh lương thực cho dân số ngày càng tăng và ứng phó với những tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu.

"Trên thực tế, hệ thống lương thực toàn cầu hiện tại của chúng ta đã mang lại những tiến bộ to lớn bao gồm nuôi sống hàng tỷ người và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức quan trọng: suy thoái đất, khan hiếm nước, mất đa dạng sinh học và tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, biến đổi khí hậu đang có tác động lớn đến cảnh quan nông nghiệp, thay đổi các kiểu thời tiết và đe doạ an ninh lương thực cho hàng triệu người"- lãnh đạo Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đặt vấn đề.

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu - Ảnh 2.

Quang cảnh Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chia sẻ với các đại biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Việt Hà cho biết: Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn và nông dân đóng vai trò chiến lược trong sự phát triển của quốc gia. Đặc biệt, với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Bộ Chính trị và Chính phủ Việt Nam đã ban hành các nghị quyết và chính sách sách hướng đến nền nông nghiệp xanh phát triển bền vững.

"Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam với hơn 10,2 triệu hội viên, nông dân trên cả nước, Hội Nông dân Việt Nam đang nỗ lực hết mình cho vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi rất vui mừng được đồng chủ trì tổ chức Hội thảo khu vực về Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là cơ hội lớn để các đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các tổ chức nông dân trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thảo luận, hợp tác, đóng góp kiến thức và góc nhìn để cùng nhau xây dựng các hệ thống lương thực thích ứng và bền vững hơn, có khả năng chống chọi với những bất ổn của biến đổi khí hậu" – bà Nguyễn Thị Việt Hà nói.

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu - Ảnh 3.

Bà Maria Elena V. Rebagay - Phó Tổng thư ký Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển bền vững phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Maria Elena V. Rebagay - Phó Tổng thư ký Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển bền vững nhấn mạnh: Bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng hiệu quả hơn, toàn diện hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn. Để làm được điều này phải có sự chung tay của tất cả các nước.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các tổ chức nông dân trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong hệ thống lương thực thực phẩm và chế độ ăn lành mạnh bền vững; Chuyển đổi hướng tới bền vững; chia sẻ thông tin cập nhập của Việt Nam về COP29; thông tin cập nhập của các tổ chức nông dân về COP29; Chiến dịch của Tổ nhóm Nông dân ở cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương về các tiến trình COP / UNDROP / SOFI (LVC).

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu - Ảnh 4.

Bà Huỳnh Thị Thanh Tuyền, Trưởng quản lý khu vực Châu Á nhóm Môi trường thực phẩm, Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế CIAT phát biểu tại hội thảo.

Theo các đại biểu, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là thách thức chưa từng có đối với người nông dân, cảnh quan nông nghiệp. Điều này đòi hỏi cần phải thay đổi, áp dụng phương pháp mới, hiệu quả hơn để thích ứng và phát triển bền vững. Việc tích hợp giải pháp thích ứng với các chính sách hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững là điều cần thiết để tăng cường gắn kết, hiệp lực giữa khả năng phục hồi khí hậu và chiến lược an ninh lương thực.

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu - Ảnh 5.

Các đại biểu, tổ chức nông dân đến từ nhiều nướctrong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tham gia Hội thảo.

Các giải pháp cần triển khai, như: Đa dạng hóa cây trồng, quản lý và sử dụng đất đai bền vững, bảo tồn nước, tưới tiêu hiệu quả, cô lập carbon trong đất và thảm thực vật, cùng với các sáng kiến nhằm giảm thất thoát, lãng phí lương thực...

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu - Ảnh 6.

Trong khuôn khổ Hội thảo, đại diện nông dân các nước đã mang những sản phẩm tiêu biểu tới trưng bày tại các gian hàng Hội thảo.

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu - Ảnh 7.

 

Cùng với Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, Hội Nông dân Việt Nam sẽ phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững tổ chức Hội thảo lập kế hoạch Chương trình Nông dân Châu Á - Thái Bình Dương (APFP) trong khuôn khổ Chương trình Tăng cường năng lực của các tổ chức nông dân Châu Á (FO4A).

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu - Ảnh 8.

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chuỗi sự kiện này sẽ diễn ra trong thời gian 3 ngày từ ngày 5-7/12. Theo đó các đại biểu sẽ tập trung thảo luận và thống nhất về chiến lược hoạt động của Chương trình năm 2025; thảo luận về các hoạt động tổng kết chương trình APFP-FO4A cấp khu vực. Ngày 7/12, các đại biểu sẽ thăm mô hình Hợp tác xã nông nghiệp Cúc Phương do Chương trình APFP-FO4A hỗ trợ tại tỉnh Ninh Bình.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN