Hội thảo về “Dự án xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện (win win) ngành công nghiệp phân phối Việt Nam”

23:21 | 04/09/2019

DNTH: DNTH; Sáng ngày 4.9 tại khách sạn Lotte Hà Nội diễn ra hội thảo “Dự án xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện (win win) ngành công nghiệp phân phối Việt Nam” do Bộ Công Thương Việt Nam và Viện Phát triển Cải cách Hàn Quốc (ReDI) phối hợp tổ chức.

Trong khuôn khổ hợp tác thực hiện Dự án “Xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam (Dự án KOICA-LOTTE) giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Viện Phát triển Cải cách Hàn Quốc (ReDI), Bộ Công Thương và ReDI phối hợp tổ chức Hội thảo “Định hướng chính sách hợp tác win-win trong ngành phân phối giữa Việt Nam – Hàn Quốc” tại khách sạn Lotte Hà Nội. Tham dự hội thảo có đại diện các cơ quan hữu quan của Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, cùng đại diện các Tổ chức, Hiệp hội và Doanh nghiệp tại Việt Nam có liên quan.

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang có sự phát triển mạnh do lợi thế dân số đông trên 90 triệu người, trong đó người trẻ chiếm tỷ lệ cao, ngoài ra nền kinh tế đang trên đà hồi phục với tốc độ tăng trưởng nhanh. Cùng với sự hội tụ của công nghệ vào lĩnh vực bán lẻ, thị trường bán lẻ hiện đại ngày tại Việt Nam ngày càng càng trở nên cạnh tranh và hấp dẫn hơn với sự xuất hiện những xu hướng mới như bán hàng trực truyến, bán bán hàng đa kênh (omni channel)... Do vây, thị trường bán lẻ Việt Nam có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. 

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công thương

Theo báo cáo Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) được công bố bởi Công ty tư vấn A.T Kearney (Mỹ), Việt Nam xếp vị trí thứ 6 và nằm trong top 30 quốc gia đang phát triển có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 của Việt Nam đạt quy mô khoảng 4,4 triệu tỷ đồng (tương đương với 190 tỷ USD), với mức tăng trưởng là 11,7% so với năm 2017.

Đại diện Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, ông Cho Young Shin - Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường hạng trung cho biết, qua gần 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác, Hàn Quốc hiện đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai, và là quốc gia có đầu tư tại Việt Nam lớn nhất. Các doanh nghiệp phân phối của Hàn Quốc, trong đó có Lotte Mart đã đầu tư vào Việt Nam từ 10 năm trước với quy mô 1 tỷ USD, và đến nay vẫn đang tiếp tục có sự đầu tư mạnh mẽ.

Ông Cho Young Shin - Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường hạng trung – Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc.

Đại diện phía doanh nghiệp Việt Nam, Ông Nguyễn Ngọc Quang – Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme) cho rằng: Thị trường bán lẻ Việt Nam mặc dù có tiềm năng rất lớn nhưng cũng đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, một loạt các doanh nghiệp bán lẻ lớn của Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam… đang không ngừng tranh giành từng thị phần nhỏ. Trong khi đó tập quán mua bán qua chợ truyền thống của người Việt vẫn còn rất sâu sắc, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam có thể hướng vào thị phần này mà không gặp nhiều khó khăn, thách thức như những doanh nghiệp “ngoại”.

Ông Nguyễn Ngọc Quang – Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme)

Dựa trên kết quả và kinh nghiệm của thị trường phân phối Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu cho rằng xung đột giữa phân phối quy mô lớn và hiện đại cũng như chợ truyền thống là vấn đề cốt lõi. Vì thế, để phát triển quản lý ngành phân phối, ông Trần Duy Đông cho rằng bên cạnh việc tìm giải pháp dung hòa về tăng trưởng giữa khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phát huy được vai trò của chợ truyền thống trong tập quán tiêu dùng của người Việt Nam.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại nói chung và thương mại nội địa nói riêng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển, hiện đại hóa ngành phân phối và tiến tới cân bằng giữa phân phối hiện đại và truyền thống. 

Hoàng Sâm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN