Huyện Chư Păh đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển dịch vụ du lịch

10:25 | 03/07/2022

DNTH: Huyện Chư Păh là cửa ngõ quan trọng thuộc hành lang kinh tế phía Bắc của tỉnh Gia Lai. Toàn huyện có 26 dân tộc sống cư trú và xen kẽ với nhau với số dân là 78.499 người. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số là 43.252 người, chiếm 55,09%  dân số toàn huyện.

images3128701_123
Trung tâm huyện Chư Păh nhìn từ trên cao. Ảnh: IT.

Theo Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Chư Păh đã xây dựng đề án: “đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển dịch vụ du lịch huyện Chư Păh giai đoạn 2021 - 2025” góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế địa phương; tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế. Qua đó giúp tăng cường hợp tác, liên kết du lịch nói riêng và kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung giữa các địa bàn trong tỉnh Gia Lai và Tây Nguyên. Đồng thời, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. 

Với mục tiêu đưa ra các giải pháp cụ thể, nhằm tăng tổng số lượt khách du lịch trong và ngoài nước, tạo các loại hình du lịch hấp dẫn nhằm tăng chỉ tiêu bình quân và doanh thu từ du lịch trên địa bàn huyện Chư Păh; xây dựng định hướng phát triển về không gian du lịch, xác định các khu, tuyến, điểm chủ yếu cho phát triển du lịch.

images3128697_Ch_a_B_u_Minh__x__Ngh_a_H_ng__nh__t__tr_n_cao.__nh_CTV
Chùa Bửu Minh (xã Nghĩa Hưng) nhìn từ trên cao.  Ảnh IT.

Xây dựng định hướng phát triển các thị trường khách và sản phẩm du lịch; xây dựng định hướng về đầu tư phát triển du lịch, đề xuất các dự án phát triển cụ thể; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch, thu hút các nhà đầu tư vào các dự án du lịch trên địa bàn; hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch; nâng cao chất lượng tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của địa phương; hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch cũng như đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh. Xây dựng huyện Chư Păh là điểm đến du lịch đảm bảo các điều kiện tốt nhất về môi trường xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn và thân thiện.

Gọi là đường hàng thông bởi được trồng từ thời kì Pháp thuộc, những tán thông già theo thời gian, tạo thành bóng mát trên con đường liên thôn. Nhiều bạn trẻ yêu mến vẻ đẹp lãng mạn của hàng thông “trăm tuổi” này thường gọi nó bằng cái tên “con đường Hàn Quốc”.
Hàng thông hơn 100 tuổi được trồng từ thời kì Pháp thuộc, những tán thông già theo thời gian, tạo thành bóng mát trên con đường liên thôn. Nhiều bạn trẻ yêu mến vẻ đẹp lãng mạn của hàng thông “trăm tuổi” này thường gọi nó bằng cái tên “con đường Hàn Quốc”.

Chư Păh có rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng với nhiều cảnh quan, thắng cảnh đẹp, khí hậu trong lành, tài nguyên rừng và hệ động thực vật đa dạng, phong phú như: núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya); hàng thông, biển Hồ chè (xã Nghĩa Hưng), nhất là hàng thông “trăm tuổi” này được nhiều bạn trẻ yêu mến vẻ đẹp lãng mạn gọi bằng cái tên “con đường Hàn Quốc”; thác Công chúa (Làng Kép, xã Ia Mơ Nông); hồ Tân Sơn (thuộc địa bàn xã Nghĩa Hưng); núi Chư Nâm (xã Chư Đang Ya, xã Nghĩa Hưng); thuỷ điện Ya Ly (thị trấn Ia Ly).

Thác công chúa. Ảnh IT.
Thác công chúa. Ảnh IT.

Bên cạnh đó, còn có tài nguyên du lịch văn hóa, di tích lịch sử đa dạng với “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các lễ hội đặc sắc, làng nghề truyền thống và các loại hình văn hóa đặc trưng của người Jrai như: làng Phung, làng Kép (xã Ia Mơ Nông), các sản phẩm thổ cẩm của làng Phung, làng Kép mang nét đặc trưng văn hóa vùng Tây Nguyên; nhà Rông (xã Hà Tây), không chỉ là nơi linh thiêng, là biểu tượng sức mạnh, mà nơi đây còn biểu trưng cho tinh thần cộng đồng và tình đoàn kết của cả đồng bào dân tộc Bahnar sinh sống; tịnh Xá Ngọc Như (thị trấn Phú Hòa); nhà thờ H'Bâu (dưới chân núi lửa Chư Đang Ya, xã Chư Đang Ya); chùa Bửu Minh (xã Nghĩa Hưng), kiến trúc chùa Bửu Minh là sự tái tạo và phát triển có chọn lọc những giá trị văn hóa vật thể, góp phần điểm tô và khắc họa phong phú vào quần thể kiến trúc tôn giáo tại Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Huyện Chư Păh hiện còn một số nghệ nhân cồng chiêng, đan lát, tạc tượng và dệt thổ cẩm.

images3128594_Su_i____c___l_ng_V_n__th__tr_n_Ya_Ly_.__nh_CTV
Suối đá cổ (làng Vân, thị trấn Ya Ly) là địa điểm du lịch hấp dẫn của huyện Chư Păh. Ảnh: IT.

Những năm gần đây, khi các giá trị văn hóa truyền thống đang dần được khôi phục, bảo tồn và phát huy, các nghệ nhân cũng được các cấp, các ngành ở địa phương quan tâm nhiều hơn nhằm giúp họ phát triển góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống tại địa phương như: dệt thổ cẩm, tạc tượng gỗ, đan lát truyền thống, chế tác nhạc cụ, văn hóa cồng chiêng, cuối cùng là lễ hội. Lễ hội cũng là một loại tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể có khả năng thu hút rất cao đối với du khách. Thông qua lễ hội, trong chừng mực nhất định, du khách có thể hiểu được phong tục, tập quán của cư dân địa phương.

Tại huyện Chư Păh hiện vẫn còn duy trì một số lễ hội của đồng bào dân tộc Jrai với những nét văn hóa đặc sắc như: cúng nhà rông, mừng chiến thắng, cúng giọt nước (bến nước), lễ bỏ mả... ngoài ra, hằng năm huyện Chư Păh đều tổ chức lễ hội hoa dã quỳ và núi lửa Chư Đang Ya (được tổ chức Vietkings bình chọn là điểm đến lý tưởng nhất tỉnh Gia Lai) thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn.

images3128700_N_i_l_a_Ch___ang_Ya_nh_n_t__tr_n_cao.__nh_CTV
Núi lửa Chư Đang Ya nhìn từ trên cao. Ảnh: IT.

Với tinh thần “đoàn kết - dân chủ - kỷ cương - sáng tạo - phát triển”, bên cạnh việc tận dụng, phát huy những thế mạnh về thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá, làng nghề truyền thống, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, huyện cũng chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, huyện Chư Păh mong muốn có được những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế và thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đặc biệt là nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN