Kiểm toán Nhà nước bêu tên nhiều địa phương sử dụng sai ngân sách

11:22 | 20/10/2020

DNTH: Đáng chú ý, tình trạng phân bổ kế hoạch vốn chưa đảm bảo thứ tự ưu tiên, bố trí vốn chưa phù hợp với thực tế dẫn đến trong quá trình triển khai thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung còn xảy ra tại hầu hết các địa phương được kiểm toán.

Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những bất cập khi các bộ, ngành và địa phương sử dụng ngân sách. Cụ thể, công tác xây dựng dự toán cho một số đơn vị chưa sát với thực tế, không bám sát nhiệm vụ chi, dẫn đến cuối năm phải hủy dự toán hoặc không phân bổ, giữ lại ngân sách cấp trên làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách.

Phân bổ kế hoạch vốn cho một số dự án chưa đầy đủ thủ tục đầu tư tại Đà Nẵng, Hải Dương, Bến Tre, Lạng Sơn, Ninh Bình, Gia Lai và không nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Kiểm toán Nhà nước bêu tên nhiều địa phương sử dụng sai ngân sách - Ảnh 1.

Đà Nẵng có 195 danh mục dự án vượt tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn.

Hàng loạt địa phương phân bổ vượt tổng mức đầu tư như tỉnh Cao Bằng có 17 dự án, vượt tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn ở Đà Nẵng 195 danh mục dự án, tỉnh Bến Tre 4 dự án.

Tình trạng phân bổ kế hoạch vốn chưa đảm bảo thứ tự ưu tiên, bố trí vốn chưa phù hợp với thực tế dẫn đến trong quá trình triển khai thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung còn xảy ra tại hầu hết các địa phương được kiểm toán. Đến 31/12/2019, tại một số địa phương còn nợ đọng xây dựng cơ bản với giá trị lớn, điển hình tỉnh Ninh Bình 6.338 tỷ đồng, Bắc Ninh 1.805 tỷ đồng, Lạng Sơn 1.702 tỷ đồng, Phú Thọ 1.075 tỷ đồng...

Nhiều địa phương vẫn còn tình trạng để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới 1.922,3 tỷ đồng. Cụ thể, tỉnh Bắc Ninh 670,9 tỷ đồng; Hà Tĩnh 300,3 tỷ đồng; Hải Dương 500,1 tỷ đồng; Phú Thọ 260,6 tỷ đồng...

Có 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa báo cáo đầy đủ nợ đọng thuế, số nợ thuế qua kiểm toán phát hiện tăng thêm 1.923 tỷ đồng, như Đà Nẵng 1.378 tỷ đồng; Bắc Ninh 373 tỷ đồng; Lạng Sơn 93 tỷ đồng; Hà Tĩnh 38 tỷ đồng; Lâm Đồng 35 tỷ đồng…

Ngoài ra, KTNN còn chỉ ra, 2 địa phương ứng trước dự toán ngân sách trung ương nhưng chưa bố trí để thu hồi 1.785,7 tỷ đồng, 9 địa phương sử dụng sai nguồn 366 tỷ đồng, một số đơn vị tại 7/18 địa phương chưa trích lập đủ nguồn cải cách tiền lương theo quy định 2.145,7 tỷ đồng, 6 địa phương sử dụng sai quy định 179,2 tỷ đồng, kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu và các chương trình mục tiêu quốc gia tại 10/18 địa phương còn tồn chưa hoàn trả ngân sách trung ương 722,9 tỷ đồng...

 

Duy Quang

Theo Theo Tiền Phong

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN