Kiểm toán Nhà nước: Hancorp không bàn giao đất khi cổ phần hóa

21:00 | 22/04/2019

DNTH: Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội chưa bàn giao nhiều tài sản theo phương án đã đề xuất khi cổ phần hóa.

Kiểm toán Nhà nước vừa công bố báo cáo kiểm toán quyết toán giá trị vốn nhà nước tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp), trong đó chỉ ra một số sai sót về định giá, quản lý các bất động sản của doanh nghiệp. 

Theo báo cáo, Hancorp trước khi cổ phần hóa đang quản lý 10 khu đất tại Hà Nội; TP HCM, Nghệ An và Đồng Nai mỗi nơi có một khu đất. 

Kết luận kiểm toán chỉ ra, tại dự án tổ hợp nhà ở đa năng 28 tầng Làng Quốc tế Thăng Long (Hà Nội), Hancorp đã nộp tiền sử dụng đất là 119 tỷ đồng nhưng chưa nộp phần chênh lệch giữa giá bán và giá thành của 30% diện tích sàn căn hộ. Khoản này được xác định khoảng 20,4 tỷ đồng. 

Còn tại dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Khu Đoàn ngoại giao ở Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, theo Kiểm toán Nhà nước, Hancorp chưa nộp tiền sử dụng đất với phần xây dựng 3.005 m2 để làm nhà ở cao tầng cho người nước ngoài.

"Tiền sử dụng đất của các diện tích này đến ngày 1/1/2012 - thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được tư vấn định giá theo đơn giá tạm tính 15,5 triệu đồng một m2, tương ứng với là 59 tỷ", cơ quan kiểm toán cho biết. 

Khu đất 5.000m2 tại xã Kiến Hưng, Hà Đông (Hà Nội) trước đây UBND tỉnh Hà Tây đồng ý cho tổng công ty sử dụng tiền thuê đất trong 20 năm (tính từ năm 1997) để góp vốn liên doanh cùng một đơn vị khác. Tuy nhiên, pháp nhân liên doanh này đã giải thể và bàn giao lại cho Hancorp sử dụng lô đất trên. Tổng công ty đã làm việc với Hà Nội để trả lại đất song đến khi kiểm toán vẫn chưa hoàn tất. Một số tài sản khác cũng chưa được Hancorp bàn giao cho UBND TP Hà Nội theo phương án cổ phần hóa.

"Bộ Xây dựng cần chỉ đạo Hancorp giải quyết dứt điểm các tồn tại trong xử lý tài chính, các vấn đề về đất đai trước khi chuyển thành công ty cổ phần", Kiểm toán Nhà nước kiến nghị.

Cơ quan này cũng yêu cầu Hancorp thực hiện các kết luận, kiến nghị nói trên và báo cáo kết quả thực hiện về Kiểm toán Nhà nước trước ngày 31/5.

(Theo VnExpress)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN