Kiểm toán nhà nước: Nhiều lỗ hổng trong quản lý, sử dụng vốn
10:53 | 23/08/2021
DNTH: Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa ban hành Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2020, theo đó qua công tác kiểm toán báo cáo tài chính, KTNN đã chỉ ra nhiều lổ hổng trong việc quản lý sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Theo KTNN, năm 2020, đơn vị đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2019 của 160 doanh nghiệp thuộc 17 tập đoàn và tổng công ty. Theo đó, phần lớn các đơn vị còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (NSNN). Do vậy qua kiểm toán phải điều chỉnh tài sản, nguồn vốn; doanh thu, chi phí và kiến nghị tăng thu NSNN 1.031,36 tỷ đồng.
Theo kết quả kiểm toán được công bố, nhiều đơn vị chưa ban hành quy chế quản lý tiền, như PVPower (tại công ty con - Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na, Công ty cổ phần Máy - Thiết bị Dầu khí), PVOIL ( PVOIL Phú Thọ), PVTrans (Công ty cổ phần Vận tải sản phẩm khí Quốc tế) và Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng thuộc EVN, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khảo sát và Công trình ngầm PTSC thuộc PTSC (Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam chưa thực hiện ban hành quy chế quản lý tiền.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị còn tình trạng quản lý dòng tiền chưa hiệu quả, như Công ty cổ phần Vận tải Nhật Việt thuộc PVTrans có khoản tiền gửi có kỳ hạn được thế chấp tại Ngân hàng để mua tàu, nhưng không thể giao dịch, dẫn đến có thể xảy ra tranh chấp bất lợi. Hay, Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam thuộc PVPower để xảy ra tồn quỹ tiền mặt vượt mức quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng vốn bằng tiền. Tại PTSC, các Công ty cổ phần Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ, PTSC Phú Mỹ, PTSC Thanh Hóa, Công ty TNHH MTV Dịch vụ khảo sát và công trình ngầm PTSC còn tình trạng chưa cân đối hoặc rà soát nguồn tiền để chuyển tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi. Với PVOIL, một số thời điểm lựa chọn kỳ hạn ngắn hạn để gửi tiền là chưa hợp lý.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị quản lý nợ chưa được chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn. Một số đơn vị thực hiện bán hàng, đặt cọc cho nhà cung cấp không có bảo lãnh hoặc tài sản đảm bảo khiến cho nợ tồn đọng kéo dài hoặc vượt giá trị bảo lãnh, dẫn đến trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (trích thừa: UDIC 5,2 tỷ đồng; PVPower 4,4 tỷ đồng; trích thiếu: PTSC 2,37 tỷ đồng; Hancorp 1,92 tỷ đồng; Sawaco 1,63 tỷ đồng; PVOIL 2,27 tỷ đồng; PVTrans 70,58 tỷ đồng), xóa nợ (Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Thái Bình Dương thuộc PVTrans 80 tỷ đồng; PC Kon Tum thuộc EVN 0,17 tỷ đồng), trích khấu hao tài sản số định không đúng quy định (trích thừa: VNPT Net 11,14 tỷ đồng; Samco 7,49 tỷ đồng; PTSC 6,74 tỷ đồng; PVOIL 3,47 tỷ đồng; trích thiếu: Sawaco 2,58 tỷ đồng).
Một số doanh nghiệp còn đầu tư bất động sản đã hoàn thành công tác xây dựng nhưng chưa bán/khai thác, chậm đưa vào khai thác làm giảm hiệu quả sử dụng vốn như Công ty mẹ - Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Khu đất số 481 Bến Ba Đình, phường 9, quận 8 xây dựng hoàn thành chung cư từ năm 2010, đến nay còn 242/350 căn hộ để trống; khu đất số 339/34A Tô Hiến Thành, phường 12, quận 10 đến nay còn 119 căn hộ để trống từ năm 2013).
KTNN cũng cho biết một số dự án dừng triển khai từ nhiều năm, chậm tiến độ, chưa hiệu quả như dự án kho ngoại quan; dự án nhà máy gạch bê tông khí chưng áp của Hancorp; dự án 174 Hà Huy Tập, Yên Viên, Hà Nội và 51,89ha tại cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Sóc Sơn của Handico.
Đặc biệt, dự án dầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) của Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) đã quá hạn trên 16 năm nhưng đến nay chưa được UBND TP. Hà Nội gia hạn thực hiện dự án; dự án khu đô thị mới Cao Xanh - Hà Khánh B và dự án N01 - T8 của Hancorp lần lượt chậm 10 năm và 6 năm; dự án chung cư Khuông Việt của Resco chậm 2 năm...
Báo cáo của KTNN cũng chỉ ra một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, thua lỗ lớn như Công ty mẹ - PVPower với cổ tức, lợi nhuận được chia năm 2019 đạt 0,2% tổng vốn đầu tư; Công ty mẹ - Hancorp với 8/33 đơn vị có vốn góp lỗ năm 2019 là 289,05 tỷ đồng. Lỗ lũy kế đến 31/12/2019 đối với Công ty mẹ - PTSC đầu tư vào Công ty TNHH Khảo sát Địa vật lý PTSC CGGV là 2.121 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi 240,71 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Khách sạn Dầu khí PTSC 17,46 tỷ đồng; Công ty mẹ - Handico đầu tư vào Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển nhà số 68 lỗ 60,99 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn với 1/5 công ty con năm 2019 lỗ 38,19 tỷ đồng.
Một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn như Công ty mẹ - Tổng công Địa ốc Sài Gòn với 7 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 32,91 tỷ đồng; Công ty mẹ - Samco với 5 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 194,96 tỷ đồng; Công ty mẹ - UDIC với 5 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 288,7 tỷ đồng, 2 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 32,1 tỷ đồng; Công ty mẹ - PTSC với 1 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 790,02 tỷ đồng, 1 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 77,56 tỷ đồng...
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp chưa bảo toàn được vốn như Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà và Xây dựng Tây Hồ...
KTNN còn chỉ ra nhiều đơn vị sử đất sai mục đích, sử dụng đất không hiệu quả như Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn 6,3ha; Sawaco 1,14ha; Hancorp 0,52ha... Sử dụng không đúng mục đích có Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung 0,14 ha; PTSC: 54/120 căn phòng tại số 284 Nguyễn An Ninh, Vũng Tàu.
Qua quá trình kiểm tra, xác minh, Kiểm toán Nhà nước đã xác định lại tiền thuê đất, thuế đất, do vậy, một số đơn vị phải nộp thêm như Sawaco 145,58 tỷ đồng; UDIC 47,05 tỷ đồng; Samco 23,16 tỷ đồng; Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn 4,32 tỷ đồng; EVN HCM 5,09 tỷ đồng; EVNCPC 1,09 tỷ đồng.
Nhiều tập đoàn, tổng công ty, công ty chưa thoái vốn đầu tư theo kế hoạch được duyệt như UDIC (toàn bộ các đơn vị theo danh mục được phê duyệt); Handico chậm thoái vốn đầu tư tại 5 đơn vị, chưa thoái vốn tại 10 đơn vị... chậm thoái vốn khỏi lĩnh vực tài chính ngân hàng, lĩnh vực không phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính như Sawaco (Công ty Cổ phần Quảng trường Quốc tế); Handico (Công ty Tài chính Cổ phần Handico).
Ngoài ra, KTNN cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị được kiểm toán kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm đã nêu trong báo cáo kiểm toán của từng cuộc kiểm toán thực hiện trong năm 2019.
Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.
Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Kinh tế Việt Nam trên đà phục hồi tích cực
DNTH: Trang tin chứng khoán, dữ liệu kinh tế, tài chính investing.com của Mỹ đánh giá kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi trong tháng 11 năm nay, khi thặng dư thương mại tăng đáng kể đi đôi với tăng trưởng xuất nhập...
Kinh tế 2024- Dự báo 2025: Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
DNTH: Dù đối mặt với nhiều thách thức về thị trường, logistics cũng như nguồn nguyên liệu chế biến, xuất khẩu thuỷ sản năm 2024 vẫn về đích ấn tượng với 10 tỷ USD. Đây là thông tin được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ...
Xây dựng kênh quảng bá, xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế
DNTH: Có diện tích trồng quế lớn nhất miền Bắc, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực gia tăng giá trị cây quế theo hướng đa dạng các sản phẩm chế biến sâu từ quế.
Kinh tế cuối năm khởi sắc
DNTH: Theo báo cáo thường niên Earning Insight 2024 do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố, tâm lý doanh nghiệp đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2024 đang ngày càng cải thiện rõ nét - tăng...
Đô thị cuộc sống
-
Linh vật rắn 2025 mới 'trình làng' đã gây sốt cộng đồng mạng
-
‘Giữ lửa’ làng nghề làm hương truyền thống
-
Giảm gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân
-
Xe cá nhân tiếp tục tăng mạnh: Hà Nội oằn mình trong áp lực giao thông
-
Tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam sở hữu ô tô tính đến năm 2024 là 9%
-
Người lao động ở Hà Nội mưu sinh ngày cận tết
Sống khỏe
-
Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết
-
Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai
-
Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học
-
Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm
-
Prudential khởi động chương trình "Tăng cường sức khỏe chủ động" nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khi hậu và...
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...