Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,89 tỷ USD năm 2021

21:23 | 24/12/2021

DNTH: Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước năm 2021, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,01% so với năm 2020, tổng sản lượng đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020 (8,64 triệu tấn), trong đó sản lượng khai thác đạt 3,92 triệu tấn, tăng 0,9% với năm 2020 (3,88 triệu tấn), nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn, tăng 1% với năm 2020 (4,76 triệu tấn).

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, thủy sản Việt Nam đang cạnh tranh với các nước Ecuador, Ấn Độ. Tại thị trường Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, tỷ lệ xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh đã lên tới 46%, tiếp tục tạo ra cạnh tranh mới với thủy sản Việt Nam. Ảnh: Đỗ Hương.

Ngày 24/12, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022. 

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, năm vừa qua nếu nhìn tình hình thời tiết thì tương đối thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy sản. Tuy nhiên, khó khăn chính là đại dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế - xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Cùng với đó, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. Giá thức ăn, cước phí vận chuyển quốc tế, giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục trong vài năm gần đây (trong đó giá dầu tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2020) ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Việc Ủy ban châu Âu tiếp tục giữ cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Việt Nam gây ra nhiều khó khăn để thủy sản Việt Nam vào thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, việc kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại sau khi chiến lược tiêm vaccine được thực hiện, lợi thế từ việc tận dụng các ưu đãi của hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương là những yếu tố thuận lợi để ngành thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm 2022.

Ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết: “qua đợt dịch vừa rồi, chúng ta đã cơ bản thích ứng với những khó khăn trong sản xuất, với những giải pháp làm việc trực tuyến để tiếp cận giải quyết và hoàn hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trong những khó khăn vừa qua, chúng ta vẫn duy trì được sản xuất sản phẩm tôm, cá tra và 2 mảng này cần tiếp tục phát triển trong thời gian tới khi các thị trường và đối thủ cạnh tranh khác không duy trì được, đó chính là lợi thế của chúng ta”.

Một số ý kiến cho rằng, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu khi nhu cầu nhập khẩu của toàn cầu tăng trở lại. Để làm được điều này phải nâng cao khả năng cạnh tranh, phải phòng chống dịch Covid - 19 hiệu quả để duy trì sản xuất.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, thủy sản Việt Nam đang cạnh tranh với các nước Ecuador, Ấn Độ. Tại thị trường Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, tỷ lệ xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh đã lên tới 46%, tiếp tục tạo ra cạnh tranh mới với thủy sản Việt Nam. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp mong muốn tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nâng cao chất lượng con giống. Qua khảo sát của Hiệp hội, con giống là yếu tố quyết định đến giá thành và tỷ lệ sống sót của con giống quyết định nhiều ở mặt hàng chủ lực trong ngành thủy sản như tôm, cá tra.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, chiến lược và đề án ngành thủy sản đã được ban hành, trong thực hiện triển khai phải tư duy theo hệ thống, hành động quyết liệt và đồng bộ để tạo ra sự chuyển biến trong tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Cùng với triển khai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương thực hiện các quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và các nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Về nuôi trồng thủy sản phải tăng cường thanh tra, kiểm tra bảo đảm chất lượng con giống; kiểm soát tốt hạn ngạch thủy sản khai thác - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN