Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines có thể đạt trên 8 tỷ USD

10:42 | 08/08/2024

DNTH: Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Philippines dự báo, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 có thể đạt 8,1 tỷ - 8,3 tỷ USD, tăng 3,9% - 6,4% so với năm 2023.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines đạt gần 2,93 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao vào thị trường Philippines là gạo, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 40,9% so với nửa đầu năm 2023, chiếm 41% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD vào thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024 bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 175,2 triệu USD, clanhke (clinker) và xi măng đạt 171,1 triệu USD, cà phê đạt 133,8 triệu USD, điện thoại các loại và linh kiện đạt 132,6 triệu USD.

Thông tin trên Vietnam+, những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ trên 50 triệu đến 100 triệu USD vào thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024 bao gồm phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 89,6 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 87,6 triệu USD, sắt thép các loại đạt 62,6 triệu USD, hàng dệt may đạt 60,6 triệu USD, giày dép các loại đạt 51,9 triệu USD.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 1,28 tỷ USD, tăng 19,5% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 779,2 triệu USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 132,3 triệu USD, kim loại thường các loại đạt 103 triệu USD, dây điện và dây cáp điện đạt 48,7 triệu USD.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines có thể đạt trên 8 tỷ USD- Ảnh 1.

Một điểm sáng trong quan hệ thương mại hai nước là quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại gạo. Ảnh minh họa:

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam và Philippines có mối quan hệ tốt đẹp, luôn phát triển thuận lợi trong thời gian qua. 

Việt Nam và Philippines đều là đối tác thương mại quan trọng của nhau tại Đông Nam Á. Hiện nay, Philippines hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6 trong ASEAN và lớn thứ 16 trên thế giới của Việt Nam, tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Năm 2023, mặc dù tình hình thị trường khu vực và thế giới gặp nhiều khó khăn, kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt 7,8 tỷ USD, chỉ giảm 0,1%.

Một điểm sáng trong quan hệ thương mại hai nước là quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại gạo. Ông Phùng Văn Thành - Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại thị trường Philipines cho biết, gạo của Việt Nam có phẩm cấp chất lượng vừa phải, phù hợp với thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân Philippines, từ số lượng lớn dân số có thu nhập trung bình và thấp cho đến các tầng lớp giàu có, giá cả phải chăng nên có tính cạnh tranh.

Không những vậy, nguồn cung gạo Việt Nam ổn định cả về số lượng và giá cả, có thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu hàng năm của Philippines. Khoảng cách địa lý gần nên chi phí thấp và thuận tiện trong chuyên chở.

Ngoài ra, gạo Việt Nam cũng tận dụng được ưu thế trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà hai bên tham gia, như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP)... trong khi các đối tác ngoài ASEAN của Philippines (như Ấn Độ, Pakistan) không có.

Theo báo Công Thương, để xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines bền vững, ông Phùng Văn Thành khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước ngoài việc tiếp cận xuất khẩu sang thị trường mới phải luôn quan tâm duy trì đảm bảo vị thế số 1 xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines. Bởi hiện nay, Thái Lan cũng đang tìm cách gia tăng sản lượng, thị phần xuất khẩu gạo vào Philippines và cạnh tranh với gạo của Việt Nam.

Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần tiếp tục phối hợp tốt với Bộ Công Thương, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Philippines để triển khai các chương trình xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm gạo của Việt Nam. Tiếp tục giữ vững và đảm bảo chất lượng gạo ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm gạo xuất khẩu qua đó góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng gạo vào thị trường Philippines.

Với những lợi thế đã và đang có, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, 6 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại hai nước đạt 4,21 tỷ USD. Điều này cho phép dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 có thể đạt từ 8,1 tỷ đến 8,3 tỷ USD, tăng từ 3,9% đến 6,4% so với năm 2023.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN