Kinh tế ngành sản xuất ô tô chao đảo vì dịch Covid-19
15:32 | 24/03/2020
DNTH: Sự lây lan và bùng phát của dịch Covid-19 trên toàn thế giới thời gian qua đã khiến cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề.
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã làm tê liệt ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, khiến không chỉ có doanh số toàn thị trường ở nước này giảm mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều nhà sản xuất ô tô trên thế giới do thiếu linh, phụ kiện. Quan trọng hơn, Vũ Hán - tâm điểm của sự bùng phát lại là một trong những thành phố lớn của ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc. Đây là nơi đặt cơ sở sản xuất của hàng loạt thương hiệu ô tô lớn như General Motors (GM), Honda, Nissan, Peugeot và Renault chiếm gần 10% số lượng xe được sản xuất trong nước và là nhà cung ứng phụ tùng của của nhiều hãng sản xuất ô tô.
Điều này đã khiến cho nguồn cung linh, phụ kiện của nhiều hãng sản xuất xe rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng không đủ để sản xuất và phải tạm ngừng hoạt động. Tại Hàn Quốc, Hyundai buộc phải đóng cửa các nhà máy lắp ráp ô tô do thiếu nguồn cung linh kiện từ Trung Quốc. Nhà sản xuất ô tô SsangYong Motor của Midtier Hàn Quốc (thuộc sở hữu của tập đoàn Ấn Độ Mahindra & Mahindra), hãng xe Renault của Pháp tạm ngừng vận hành nhà máy ở Hàn Quốc cũng vì thiếu linh kiện. Hãng xe Volkswagen mới đây cũng đã xác nhận, đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc do lo ngại về dịch bệnh và thiếu phụ tùng sản xuất.
Nhiều hãng xe khác như BMW, Daimler, Toyota, Honda, Nissan, Ford, GM, Tesla tại Trung Quốc cũng tạm ngưng sản xuất từ tháng 2/2020. Theo số liệu thống kê, mỗi năm, Mỹ nhập tới 25% tổng số linh phụ kiện mà Trung Quốc xuất khẩu, 10% chuyển đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức nhập khoảng 5 Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Công nghiệp, đối với ngành sản xuất lắp ráp ô tô: Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu gần 4 tỷ USD phụ tùng linh kiện ô tô, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 0,7 tỷ USD (17,54%), từ Hàn Quốc là 1,14 tỷ USD (28,57%) và từ Nhật Bản là 0,72 tỷ USD (18,04%). Riêng ngành sản xuất ô tô tải phụ thuộc vào hơn 70% linh phụ kiện từ Trung Quốc.
Các nhà máy Honda và Nissan tại Trung Quốc đóng cửa đến hết 11/3. Ảnh: SCMP.
Cho nên, dự kiến đến cuối Quý I/2020, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc thiếu hụt nguồn linh, phụ kiện phục vụ sản xuất. Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá, hiện nay nguồn cung nguyên vật liệu và linh phụ kiện đầu vào sản xuất từ Trung Quốc và các quốc gia khác gặp nhiều khó khăn, bởi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại biên giới của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc sẽ khiến việc thông quan các lô hàng nhập khẩu khó khăn hơn nhiều so với trước đây.
Theo Hiệp hội xe khách Trung Quốc (PCA), doanh số ô tô giảm 79% trong tháng 2/2020, mức giảm hàng tháng lớn nhất từ trước đến nay. Doanh số bán hàng tại Trung Quốc của Honda Motor Co. giảm 85% tháng trước, trong khi đó Nissan Motor Co. báo cáo mức giảm 80%. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc cho biết, dịch Covid-19 sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng tự động của đất nước và có hiệu ứng "bươm bướm" trên nền công nghiệp xe hơi toàn cầu. Sau các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô ở Trung Quốc phải tạm ngừng hoạt động vì sự diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều nhà máy khác ở trên thế giới cũng phải tạm cho nhân viên nghỉ để đảm bảo an toàn.
Cụ thể, Honda, Mazda, Mitsubishi, Yamaha tại Malaysia đã xác nhận sẽ ngừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh từ ngày 18 – 31/3; hãng ô tô nội địa - Perodua cũng thông báo tạm ngừng hoạt động đến hết tháng 3/2020 để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19. Theo đại diện hãng Perodua cho biết, tất cả hệ thống đại lý, trạm dịch vụ bảo dưỡng ô tô của hãng sẽ chỉ tiếp tục hoạt động sau khi quy định hạn chế đi lại trên toàn quốc để chống dịch Covid-19 của chính phủ Malaysia được dỡ bỏ.
Cùng với Trung Quốc và châu Á, nhiều nhà máy ô tô ở châu Âu, Mỹ cũng đã phải ngừng hoạt động vì sự bùng phát chóng mặt của dịch Covid-19 tại Italia và Mỹ. Hôm 17/3, Ford thông báo tạm dừng toàn bộ dây chuyền sản xuất ô tô tại châu Âu bắt đầu từ 19/3. Quyết định tương tự được đưa ra đối với sản xuất của hãng tại Bắc Mỹ, trong đó bao gồm Mỹ, Canada, Mexico. Theo đại diện của Ford, đây là những hành động cần thiết để đối phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Việc ngưng sản xuất của hãng kéo dài tới 30/3. “Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các biện pháp khác để đảm bảo rằng rủi ro do dịch bệnh được giảm thiểu tối đa” – đại diện Ford cho biết.
Cùng với đó, một loạt các nhà máy khác của BMW, Daimler, Porsche... hay các hãng xe sang, siêu xe như: Rolls-Royce, Ferrari, Lamborghini... cũng đã đồng loạt cho dừng các hoạt động ở các nhà máy tại Italia đến cuối tháng 3/2020. Mới đây nhất, sau khi phải đóng cửa nhà máy tại Mỹ do một nhân viên bị kết luận nhiễm virus SARS- CoV-2, hãng ô tô Hyundai dự kiến sẽ phải dừng sản xuất ở nhà máy tại Séc. Trong khi đó, hãng ô tô Kia dự kiến cũng sẽ tạm dừng hoạt động của nhà máy ở Slovakia.
Mặc dù vẫn chưa ghi nhận ca mắc Covid-19, nhưng phía Hyundai và Kia dự kiến sẽ đóng cửa hai nhà máy này trong vòng hai tuần, từ ngày 23/3 tới 3/4, cân nhắc tới diễn biến dịch bệnh phức tạp ở các nước. Một quan chức Hyundai cho biết, do dịch Covid-19 đang lan rộng trên phạm vi toàn châu Âu, công ty đã quyết định tích cực tham gia công tác phòng chống dịch bệnh của chính phủ Séc và Slovakia, đồng thời cân nhắc tới an toàn của nhân viên, ảnh hưởng về vận chuyển hàng hóa do các nước đóng cửa biên giới.
Trọng Khôi
Theo https://vietnamhoinhap.vn/article/kinh-te-nganh-san-xuat-o-to-chao-dao-vi-dich-covid-19---n-28262

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...