Lâm nghiệp Việt Nam: Phát triển rừng sẽ thu “quả ngọt”
17:32 | 21/10/2020
DNTH: Với những nỗ lực hợp tác quốc tế cùng những đóng góp về phát triển rừng, Việt Nam đã bước chân vào thị trường trao đổi tín chỉ carbone của thế giới. Trong giai đoạn 2018 – 2024, Cơ quan nhận ủy thác của Quỹ Đối tác Carbone trong Lâm nghiệp (FCPF) sẽ thanh toán 51,5 triệu USD cho 10,3 triệu tấn carbone giảm phát thải từ rừng tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn - Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
FCPF là quỹ hợp tác toàn cầu của các Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức của người bản địa tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng carbone rừng, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng carbone rừng (viết tắt là REDD+) ở các nước đang phát triển.
Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới (WB) - cơ quan nhận ủy thác của FCPF, sẽ ký kết Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA).
Trên thế giới đã có 4 quốc gia ký kết ERPA với FCPF thông qua Ngân hàng thế giới (cơ quan nhận ủy thác của FCPF), gồm: Cộng hòa dân chủ Công gô (năm 2018), Mozambique (năm 2019), Ghana (năm 2019), Chile (năm 2019). Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 5 ký kết ERPA.
Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, thực hiện Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA), Việt Nam không chỉ được chi trả 51,5 triệu USD cho giai đoạn 2018 – 2024 mà quan trọng hơn còn góp phần giảm suy thoái rừng, tăng hấp thụ do phục hồi, tái tạo rừng.
Được biết, ngày mai (22/10), Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ ký kết Thỏa thuận ERPA. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về sáng kiến này?
Ông Hà Công Tuấn: Việt Nam là nước thành viên của Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị Đại hội đồng các nước thành viên tại Paris (năm 2015), Việt Nam đã cùng các quốc gia có sáng kiến thực hiện chương trình chi trả, lượng giá việc giảm phát thải khí nhà kính. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam cam kết, bằng các giải pháp sẽ giảm phát thải 8% khí nhà kính vào năm 2030.
Sau đó, Liên Hợp Quốc đã thành lập quỹ Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF), Việt Nam là một trong những quốc gia phối hợp chặt chẽ với FCPF để thực hiện giảm phát thải khí nhà kính. Chúng ta đã có quá trình chuẩn bị nhiều năm để thực hiện cơ chế chi trả này.
Năm 2018, FCPF công nhận Việt Nam đã cơ bản hoàn thành chuẩn bị để thực hiện REDD+. Chi trả giảm phát thải dựa vào kết quả là tiếp nối quá trình chuẩn bị, sẵn sàng thực thi REDD+ tiến tới triển khai toàn diện về dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật Việt Nam, là thành quả của sự hợp tác giữa Việt Nam với FCPF và WB trong việc cùng nỗ lực thực thi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Đến nay, chúng ta đã có chương trình thực thi REDD+, việc này cũng được luật hóa trong Luật Lâm nghiệp và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Năm 2018, với việc trở thành một đối tác của FCPF, Việt Nam là nước đầu tiên chuyển sang giai đoạn chi trả giảm phát thải, trước mắt thực hiện thí điểm ở vùng Bắc Trung Bộ.
Việc ký ERPA vào ngày 22/10 tới thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và người dân trong nỗ lực giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng, tạo nền tảng cho việc triển khai cơ chế tính toán giảm phát thải khí nhà kính. Với việc ký thỏau thuận này, tôi đánh giá đây sẽ là nguồn tài chính mới, phục vụ mục tiêu phát triển rừng bền vững, trong tương lai, nguồn tài chính này sẽ tăng lên và ngày càng ổn định nếu chúng ta duy trì được sự giàu có của rừng.
Cụ thể, nguồn tài chính Việt Nam nhận được sau khi ký thỏa thuận này là bao nhiêu, thưa Thứ trưởng?
Ông Hà Công Tuấn: Với việc ký kết ERPA, Việt Nam chuyển nhượng cho FCPF 10,3 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế giai đoạn 2018-2024. Bù lại, FCPF sẽ thanh toán cho dịch vụ này là 51,5 triệu USD.
Việc chi trả được thực hiện trong 3 đợt, đợt sớm nhất có thể được thực hiện ngay trong năm 2021, với nguồn kinh phí khoảng 10,5 triệu USD từ ERPA.
Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên ở châu Á-Thái Bình Dương và là quốc gia thứ năm trên toàn cầu ký ERPA. Các thỏa thuận chi trả giảm phát thải là công cụ mới nhằm khuyến khích quản lý đất đai bền vững ở quy mô lớn và giúp kết nối các quốc gia với các nguồn tài trợ khác về khí hậu.
Đến nay, nguồn kinh phí cam kết đóng góp cho FCPF để chuẩn bị sẵn sàng và thực hiện chi trả cho dịch vụ giảm phát thải từ rừng đã lên tới 1,3 tỷ USD. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các nỗ lực đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn và tái tạo rừng với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững trên trái đất mà Việt Nam là quốc gia đi đầu.
Để phát huy được nguồn tài chính mới này, định hướng của Bộ NNPTNT trong thời gian tới là gì, thưa Thứ trưởng?
Ông Hà Công Tuấn: Thỏa thuận này đánh dấu sự khởi đầu của một chương mới đối với Việt Nam trong việc huy động nguồn lực mới cho bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng và quản lý rừng bền vững, qua đó giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu với khát vọng lớn.
Sở dĩ vùng Bắc Trung Bộ được lựa chọn để thực hiện thí điểm vì tầm quan trọng đặc biệt về đa dạng sinh học và tình hình kinh tế-xã hội. Toàn vùng có tổng diện tích tự nhiên khoảng 5,1 triệu hecta (chiếm 16% diện tích đất của cả nước), trong đó 80% là đồi núi, bao gồm năm hành lang bảo tồn đã được quốc tế công nhận. Diện tích rừng của vùng trên 3,1 triệu ha, tỉ lệ che phủ của rừng năm 2019 đạt 57,76%.
Chúng tôi hy vọng việc thực hiện ERPA mang lại những lợi ích thiết thực, đồng thời mở ra cơ hội hiện thực hóa việc triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng; póp phần tăng thu nhập cho các chủ rừng, người dân và doanh nghiệp thông qua nguồn thu từ kết quả giảm phát thải, nâng cao năng suất rừng trồng, cải thiện sinh kế bền vững.
ERPA góp phần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý, chủ rừng, cộng đồng, hộ gia đình, khu vực tư nhân về giá trị dịch vụ các-bon rừng, hiểu được lợi ích và giá trị kinh tế, môi trường do rừng mang lại; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, chủ rừng; thu hút lao động nông thôn, tạo việc làm gắn với ổn định sản xuất và đời sống, ổn định chính trị, củng cố an ninh, quốc phòng.
Chúng tôi hy vọng góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao độ che phủ của rừng vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện chất lượng rừng thông qua việc trồng mới, phục hồi rừng, tăng cường chức năng phòng hộ và giá trị sinh thái của rừng, giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu; được sử dụng tối đa 95% tổng lượng chuyển quyền giảm phát thải theo ERPA để thực hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện Thỏa thuận Paris và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam.
ERPA còn thể hiện tầm nhìn và trách nhiệm cao của Việt Nam cùng với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; phát triển rừng vì sự yên bình và thịnh vượng của thế giới.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Đỗ Hương (chinhphu.vn thực hiện)
Cùng chuyên mục
- Tags:
- gồm Thanh Hóa /
- Bắc Trung Bộ /
- Lâm nghiệp Việt Nam /
- Quảng Bình /
- Quảng Trị /
- Nghệ An /
- Hà Tĩnh /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026
DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh
DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...
Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng
DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống
DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch
DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...
Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...