Lỗ thêm 1.500 tỷ đồng, Bamboo Airways vẫn muốn lên sàn vào Quý 4/2020

15:35 | 19/05/2020

DNTH: Tình hình dịch bệnh khiến Bamboo Airways buộc phải cắt giảm các chuyến bay, dẫn tới khoản lỗ hơn 1.500 tỷ đồng (64 triệu USD) trong quý đầu tiên của năm 2020.

Trụ sở Bamboo Airways tại số 265 đường Cầu Giấy, Hà Nội (Ảnh: L.M)

Trụ sở Bamboo Airways tại số 265 đường Cầu Giấy, Hà Nội (Ảnh: L.M)

Dẫn lời trên Bloomberg, ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Bamboo Airways) cho biết hãng đang lên kế hoạch đặt mua 60 động cơ của GE và các dịch vụ liên quan trong năm 2020. Thương vụ có giá trị khoảng 2 tỷ USD nhằm phục vụ đội bay Boeing 787-9 Dreamliner của hãng.

Bên cạnh đó, ông Trịnh Văn Quyết còn chia sẻ việc Bamboo Airways đang đặt mục tiêu niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam vào Quý 4/2020 sau khi phải hoãn lại hoạt động này do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Tình hình dịch bệnh cũng khiến cho hãng hàng không này buộc phải cắt giảm các chuyến bay, dẫn tới khoản lỗ hơn 1.500 tỷ đồng (tương đương 64 triệu USD) trong quý đầu tiên của năm 2020.

Trước đó, tại nhiều sự kiện, ông Trịnh Văn Quyết và một số lãnh đạo cấp cao của Bamboo Airways đều tỏ ra tự tin về khả năng sinh lời của hãng hàng không này.

Như tại buổi hội thảo “Phát triển hàng không - Chắp cánh du lịch Việt Nam” tổ chức vào tháng 7/2018, ông Trịnh Văn Quyết khẳng định Bamboo Airways “bay là sẽ có lãi”.

Tuy nhiên, như VietTimes từng đề cập, các số liệu tài chính của Bamboo Airways cập nhật tới ngày 30/4/2019 cho thấy hãng này đang lỗ ròng tới 330 tỷ đồng. Ngoài ra, hãng còn dành tới hơn 1.000 tỷ đồng để cho vay ngắn hạn.

Tới cuối năm 2019, tại buổi gặp mặt báo chí công bố sự kiện đón máy bay Boeing 787-9 Dreamliner, ông Đặng Tất Thắng (khi đó là Phó Chủ tịch thường trực của Bamboo Airways) cũng bày tỏ niềm tin rằng hãng bay này sẽ bắt đầu có lãi khi mở rộng quy mô đội tàu bay lên 30 chiếc.

Còn trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào đầu năm nay, ông Thắng cho biết lợi nhuận trước thuế của Bamboo Airways trong năm 2019 ước đạt 303 tỷ đồng, dự kiến tăng lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2020.

Những chia sẻ của lãnh đạo Bamboo Airways thời điểm đó đã làm dấy lên không ít những nghi ngờ.

Lỗ thêm 1.500 tỷ đồng, Bamboo Airways vẫn muốn lên sàn vào Quý 4/2020 - ảnh 1

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways (Ảnh: Internet)

Trở lại buổi phỏng vấn với Bloomberg mới đây, dù tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết vẫn tỏ ra lạc quan khi chia sẻ rằng hãng sẽ tăng gần gấp đôi số đường bay nội địa lên con số 60 đường bay cho đến hết năm 2020 và tăng số đường bay quốc tế từ 6 đường bay lên 25.

Bamboo Airways sẽ thuê thêm nhiều máy bay, thay vì mua mới, để phục vụ cho kế hoạch mở rộng các đường bay. Hiện, hãng đang vận hành 45 – 50 chuyến bay nội địa/ngày, dự kiến sẽ tăng lên hơn 100 chuyến/ngày vào đầu tháng 6/2020, tương đương 80% tần suất giai đoạn trước dịch bệnh.

Ông Trịnh Văn Quyết đánh giá thị trường hàng không Việt Nam đang hồi phục nhanh nhất khu vực, đa số các hành khách sẽ cảm thấy an tâm khi di chuyển bằng máy bay trở lại, khi số lượng ca nhiễm Covid-19 đã được chặn đứng trong cộng đồng.

Người đứng đầu Bamboo Airways dự đoán du lịch nội địa sẽ tăng trưởng vì chưa có khách quốc tế vào thị trường.

"Đây là kế hoạch khả thi, vì chúng tôi nhận thấy nhu cầu đi lại nội địa đang hồi phục" - ông Quyết nói với Bloomberg.

Vào ngày 17/4 vừa qua, Bamboo Airways đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ thêm gần 3.000 tỷ đồng, từ 4.050 tỷ đồng lên mức 7.000 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn do các nhà đầu tư tư nhân trong nước đóng góp, cơ cấu cổ đông cụ thể không được công bố.

Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ sở hữu tại Bamboo Airways của FLC giảm mạnh từ mức 100% xuống chỉ còn 52,11% vốn điều lệ./.

Theo https://viettimes.vn/lo-them-1500-ty-dong-bamboo-airways-van-muon-len-san-vao-quy-4-2020-389952.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN