Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết được dự báo giảm khoảng 12% trong năm 2020
15:18 | 03/06/2020
DNTH: Theo tính toán của FiinGroup, dự kiến lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng niêm yết sẽ giảm 11,9%, trong khi các doanh nghiệp phi ngân hàng giảm 12,1% trong năm 2020.
Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết được dự báo giảm khoảng 12% trong năm 2020
Lần đầu tiên dòng tiền kinh doanh âm kể từ năm 2015
Theo thống kê của FiinGroup, quý I/2020, doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết chỉ giảm nhẹ 4,4% nhưng lợi nhuận sau thuế đã giảm tới 57,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên nếu không tính đến hai ngành bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi dịch bệnh Covid-19 (Du lịch & Giải trí và Dầu khí) thì lợi nhuận sau thuế của những ngành còn lại giảm 27% so với cùng kỳ.
Báo cáo "Tác động của Covid-19: Đánh giá từ góc nhìn phân tích dữ liệu tài chính doanh nghiệp" được FiinGroup công bố mới đây cho hay, việc suy giảm chất lượng lợi nhuận đã làm cho năng lực thanh toán gốc và lãi vay của doanh nghiệp giảm rất mạnh.
Cụ thể, hệ số chi trả lãi tiền vay (bằng EBIT chia cho chi phí lãi tiền vay trong kỳ), giảm từ 3,0 trong quý IV/2019 xuống còn 2,0 trong quý I/2020. Nói cách khác, trong quý I/2020, chi phí lãi vay chiếm khoảng 50% lợi nhuận trước thuế và lãi tiền vay của doanh nghiệp.
Đáng chú ý hơn, dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (“CFO”) cũng lần đầu tiên âm ở mức âm 26 nghìn tỷ trong quý I/2020 từ số liệu của 999 doanh nghiệp phi tài chính. Đây là lần đầu tiên dòng tiền CFO âm kể từ năm 2015.
Do CFO tạo mới và khả năng trả lãi vay suy giảm nên các doanh nghiệp phải vay nhiều hơn để duy trì hoạt động. Theo đó, hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu đã tăng từ 0,68 tại cuối năm 2019 lên 0,72 lần cuối quý I/2020.
Trong khi đó, dòng tiền cho hoạt động đầu tư (CFI) thu hẹp mạnh trong quý I/2020.
Cụ thể, quý I/2018 và quý I/2019, các doanh nghiệp chi lần lượt 51,8 nghìn tỷ và 62,9 nghìn tỷ đồng cho hoạt động đầu tư thì quý I/2020, con số này giảm còn 37,7 nghìn tỷ đổng (giảm gần 40% so với cùng kỳ), đây là mức thấp nhất trong 3 năm gần đây.
"Dữ liệu này cho thấy các doanh nghiệp đã có động thái tạm dừng các hoạt động đầu tư để đảm bảo dòng tiền cho hoạt động kinh doanh được ổn định và an toàn trong bối cảnh dịch bệnh vừa qua", chuyên gia của FiinGroup nhận định.
Cũng theo FiinGroup, điểm tích cực là các chỉ số số ngày xử lý hàng tồn kho và số ngày phải thu, phải trả khách hàng mặc dù có tăng nhẹ nhưng vẫn chưa ở mức quá cao như những giai đoạn khó khăn trước đây.
Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết được dự báo giảm khoảng 12% trong năm 2020
Theo FiinGroup, số liệu được tổng hợp từ 12/18 ngân hàng niêm yết, chiếm 91,8% vốn hóa toàn ngành ngân hàng, đã công bố chỉ tiêu kế hoạch 2020 sau đại hội cổ đông hoặc được các chuyên viên phân tích đưa ra dự báo lợi nhuận 2020, thì dự kiến lợi nhuận sau thuế được tính toán sẽ giảm 11,9% trong năm 2020.
Các chỉ tiêu này được đặt ra phần lớn là sau khi dịch đã được kiểm soát trong thời gian gần đây.
FiinGroup cho rằng báo cáo tài chính quý I/2020 của các ngân hàng vẫn chưa phản ánh đầy đủ chi phí dự phòng có thể gia tăng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như những khó khăn về lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí dự phòng/dư nợ chỉ tăng nhẹ từ mức 0,32% lên 0,42%.
"Số liệu từ cuộc khủng hoảng giai đoạn 2008 cho thấy chi phí dự phòng phát sinh thường có độ trễ rất dài do việc xác định các ảnh hưởng đòi hỏi thời gian đánh giá và phân tích cũng như do sự thay đổi về các chính sách hạch toán kế toán để thích ứng của ngành", chuyên gia của FiinGroup cho hay.
Đối với khối doanh nghiệp phi ngân hàng, đã có 426/1644 công ty đại chúng, chiếm 71% tổng vốn hóa, được cập nhật kế hoạch kinh doanh 2020 và phần lớn được cập nhật từ tài liệu hay nghị quyết đại hội cổ đông sau khi dịch Covid-19 xuất hiện.
Năm nay, họ vẫn tự tin duy trì mức tăng doanh thu 2,5% so với 2019 bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19 vừa qua. Một số ngành vẫn đặt kế hoạch doanh thu khá cao như Bất động sản (+26,2%); Thực phẩm và đồ uống (+24,5%); Tài nguyên cơ bản (+13,3%); và Công nghệ Thông tin (+14,7%).
Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2020 lại giảm ở mức 12,1% so với 2019.
FiinGroup đánh giá, đây là mức giảm khá lớn nếu so với số thực tế tăng trưởng 14,7% trong năm 2019 và 18,2% trong năm 2018 của 426 doanh nghiệp này.
Mục tiêu lợi nhuận sau thuế cũng có sự phân hóa khá mạnh. Ngoài Tài nguyên Cơ bản (+35,1%) do HPG và Công nghệ Thông tin (+18%) do FPT thì các ngành còn lại hầu hết là đặt kế hoạch tăng nhẹ hoặc giảm mạnh so với 2019.
Được biết, trước khi đại dịch xảy ra, FiinGroup đã đưa ra dự báo tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của khối phi ngân hàng ở mức 15% cho năm 2020.
"Điều đó cho thấy, nếu như các ngành bị hưởng bởi Covid-19 này có sự đột biến nào đó về kết quả hoạt động kinh doanh nhờ sự khởi động trở lại các tuyến bay, du lịch nội địa sôi động và các nhân tố vĩ mô khác thì bức tranh về kết quả kinh doanh sẽ cải thiện đáng kể. Bởi theo kinh nghiệm theo dõi và phân tích dữ liệu của chúng tôi nhiều năm qua thì lãnh đạo doanh nghiệp thường có xu hướng xây dựng kế hoạch kinh doanh “an toàn” hoặc thấp hơn họ đạt được sau đó", báo cáo của FiinGroup nhấn mạnh.
Thanh Long
Cùng chuyên mục
- Tags:
- dự báo lợi nhuận 2020 /
- lợi nhuận 2020 /
- lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết /
- doanh nghiệp niêm yết /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Ngành chế biến gỗ dự thu 17 tỷ USD, xuất siêu hơn 13 tỷ USD
DNTH: Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện tốt Kế hoạch phát triển rừng năm 2024; thông tin, khuyến cáo kịp thời cho các địa phương về mùa vụ trồng rừng và hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng...
Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...
DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...
Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực
DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng
DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...
Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm
DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh
DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...