Lợi nhuận ngân hàng “bùng nổ”: Vừa mừng vừa lo

21:19 | 12/01/2019

DNTH: Phần lớn các ngân hàng đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2018. Bên cạnh niềm vui thì vẫn còn những nỗi lo…

Đến thời điểm này, một số ngân hàng đã rục rịch công bố lợi nhuận của năm 2018. Có một điểm chung là, năm qua, tăng trưởng tín dụng chung của ngành cũng như tại các ngân hàng đều ở mức thấp, nhưng tăng trưởng lợi nhuận lại rất cao.

Mới đây, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng 2019, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietcombank cho biết, năm 2018 ngân hàng đã đạt lợi nhuận trước thuế hơn 18.000 tỷ đồng. Với con số này, không chỉ giúp Vietcombank tiếp tục dẫn đầu mà còn có lợi nhuận cao hơn cả 2 ngân hàng đứng sau cộng lại. Trong năm 2019, ngân hàng này đặt mục tiêu sẽ tăng tổng tài sản thêm 12%, huy động vốn tăng 13%, tín dụng tăng 15%, nợ xấu dưới 1% và lợi nhuận tăng 12% tức trên 20.000 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2018 đạt khoảng hơn 2.200 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao. Theo kết quả kinh doanh cơ bản của Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), lợi nhuận trước thuế tăng gần 100% so với năm 2017, đạt 2.258 tỷ đồng.

Cùng với TPBank, trong năm 2018 có những ngân hàng đạt tăng trưởng lợi nhuận đột biến như Ngân hàng Quốc Tế (VIB), Ngân hàng Phát triển TP. HCM (HDBank). VIB tiếp tục có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ở mức cao, vượt mức 95% so với 2017.

Lợi nhuận ngân hàng “bùng nổ”: Vừa mừng vừa lo - Ảnh 1.

Năm 2018, lợi nhuận của hầu hết ngân hàng đều đạt "khủng". (Ảnh minh họa: KT)

Một trong những lý do khiến lợi nhuận ngân hàng gia tăng đột biến là do hoạt động đầu tư bất động sản sôi động của nửa đầu năm 2018, cùng với đó là đầu tư tư nhân hay các hoạt động cho vay tiêu dùng khác gia tăng.Con số lợi nhuận “khủng” là những tín hiệu đáng mừng của ngành ngân hàng trong năm 2019. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định, kết quả đạt được trong năm qua của ngành ngân hàng không chỉ thể hiện sự phát triển tốt của nền kinh tế đất nước mà còn thể hiện sự bứt phá trong hoạt động của các ngân hàng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, hạn mức tín dụng năm 2018 chỉ có 14%, cho thấy hiệu quả cho vay cao hơn năm trước. 

 

Bên cạnh những con số tăng trưởng đầy lạc quan của ngành ngân hàng, ông Nguyễn Minh Phong cho rằng, điều mà ông và giới chuyên môn băn khoăn nhất là con số lợi nhuận dựa trên cơ sở nào, nếu chỉ là lãi kế toán, tức chờ thu hồi vốn thì đây điều đáng lo ngại, bởi lãi cao thường gắn với việc cho vay lớn, cộng với lãi suất cho vay cao thì mới đạt lợi nhuận nhanh. Điều này sẽ tạo ra một số rủi ro như: khách hàng có trả nợ được đúng hạn hay không, rủi ro trong hoạt động của các ngành nghề kinh doanh khác như bất động sản, cho vay tiêu dùng…

“Lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng cao là điều rất đáng mừng nhưng cũng cần hài hòa để đảm bảo lợi nhuận của cả doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Nếu chỉ thuần túy vì lợi ích của ngân hàng thì chắc chắn sẽ tạo ra những áp lực cho các hoạt động kinh tế và của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Minh Phong cho biết.

Lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2018 mặc dù đạt mức cao, nhưng bước sang năm 2019 sẽ gặp nhiều rào cản hơn khi tăng trưởng tín dụng khó có thể tăng cao, trong khi áp lực đáp ứng tiêu chuẩn Basel II ngày một lớn. Để gia tăng nguồn thu, các ngân hàng sẽ phải đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ, song khó kỳ vọng tăng mạnh trong thời gian ngắn.

Ở một góc nhìn khác, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) nhận định, năm 2018 là năm tăng trưởng đặc biệt của ngành ngân hàng. Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng niêm yết theo dự kiến của HSC sẽ tăng trưởng trên 45% trong năm 2018, cao hơn mức 30% như dự báo trước đó.

"Chính sách thắt chặt tín dụng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2019, nhưng không quá lớn. Dự báo lợi nhuận các ngân hàng trong năm sẽ tăng trưởng khoảng 20%", HSC đánh giá./.

Theo Chung Thủy

VOV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN