Mai Hịch có nhiều đổi thay sau 9 năm xây dựng nông thôn mới

20:47 | 10/09/2019

DNTH: Với những giải pháp thiết thực, tập trung nguồn vốn ngân sách của nhà nước và lồng ghép các nguồn vốn xã hội hóa, huy động sự đóng góp của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đến nay, sau 9 năm XDNTM, xã Mai Hịch (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đã đạt 15/19 tiêu chí, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Từ điểm xuất phát là một xã có nền kinh tế thấp, nhưng dưới sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, chính quyền cùng sự quan tâm vào cuộc của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện cùng các phòng, ban, ngành huyện. Đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM của huyện, Văn phòng Điều phối chương trình nông thôn mới của huyện.

Từ đó, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về XDNTM được triển khai kịp thời đến quần chúng nhân dân, tạo ý thức và sự đồng thuận cao trong nhân dân. Việc xây dựng nông thôn mới của xã có nhiều thuận lợi hơn, cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư, góp phần làm diện mạo nông thôn của xã Mai Hịch ngày càng đổi thay.

Đường nội đồng được bê tông hóa bằng phẳng, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn. 

Trao đổi với phóng viên, ông Hà Công Hạnh, Phó chủ tịch UBND xã Mai Hịch (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), cho biết: Hàng năm Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban phát triển XDNTM đều được tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đi thăm quan học tập kinh nghiệm các xã, huyện trong tỉnh. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ xã, xóm hầu hết đã được tiếp thu các nội dung cơ bản về XDNTM. Qua đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ cấp trên xuống cơ sở được triển khai rõ ràng, sâu sát hơn.

Hiện nay, xã Mai Hịch đã đạt 15/19 tiêu chí nông thôn mới, như: Tiêu chí quy hoạch, tiêu chí giao thông, tiêu chí thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, y tế... Thu nhập bình quân đạt hơn 30 triệu đồng/người/năm, đời sống sinh hoạt của bà con nhân dân ngày càng được nâng cao. 

 Nhờ tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân XDNTM, xã Mai Hịch đã đạt 15/19 tiêu chí.

Sau 9 năm XDNTM, đường giao thông về các xóm trên địa bàn xã Mai Hịch đã khang trang, sạch đẹp không còn lầy lội, chật hẹp vào mùa mưa như trước, thay vào đó là những con đường được bê tông hóa bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc đi lại của hàng trăm hộ dân. Hai bên đường là những ngôi nhà xây khang trang, kiên cố của đồng bào dân tộc Mường, Thái, Kinh xen lẫn các cửa hàng tạp hóa và đại lý kinh doanh dịch vụ luôn tấp nập người ra vào, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Những công trình Nhà văn hóa, sân vận động, trường học, trạm y tế xã được xây dựng khang trang, kiên cố, những công trình thủy lợi, kênh mương được nâng cấp.

Các cửa hàng, dịch vụ buôn bán mọc lên san sát nhau ở trung tâm xã Mai Hịch, huyện Mai Châu.

Theo ông Hà Công Hạnh, Phó chủ tịch UBND xã Mai Hịch: Để tìm được tiếng nói chung, xã đã làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, Đảng viên và bà con các dân tộc trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ quan điểm, nội dung, mục tiêu của chương trình XDNTM, gắn với lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân.

Đường ngõ xóm thông thoáng, giúp người dân đi lại và trẻ nhỏ đi học thuận tiện hơn.

Trong phát triển kinh tế, xã Mai Hịch đã vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng lợi thế tại địa phương, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, trồng cây ăn quả trên đất dốc như: Xoài, chanh leo, bưởi, thâm canh lúa nước, rau sạch... nhằm tạo điều kiện cho bà con nâng cao thu nhập kinh tế vươn lên làm giàu chính đáng.

 Khu chợ nông thôn xã Mai Hịch được xây kiên cố, tạo điều kiện cho các xóm giao thương và trao đổi hàng hóa.

Là gia đình đầu tiên trong xóm Dến tình nguyện hiến hơn 3.000 m2 đất vườn làm khuôn viên nhà văn hóa, bà Hà Thị Dứa cho biết: “Gia đình tôi không có đất dư giả, điều kiện kinh tế cũng không khá giả gì mấy. Lúc hiến đất tôi tiếc lắm, nhưng tôi nghĩ còn sức khỏe, có thể kiếm được tiền của, không lo đói nghèo đâu, hiến đất cho xóm làng sẽ tạo điều kiện cho người dân có chỗ sinh hoạt hội họp, các cháu học sinh vui chơi giải trí”.

 Cầu treo được xã chú trọng đầu tư xây dựng.

Ông Hà Công Soan, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, cho hay: Chúng tôi quyết tâm duy trì, giữ vững và phát triển các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất, khuyến khích người dân phát triển các mô hình cây ăn quả trên đất dốc, chăn nuôi.

Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục củng cố hệ thống chính trị, làm tốt công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và bà con chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Đồng thời giữ vững kỷ cương, đoàn kết nội bộ, phát huy những kết quả đã đạt được, tăng cường vai trò giám sát, tập trung vào các lĩnh vực quản lý tài chính, đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới... Qua đó, xây nông thôn mới trên địa bàn huyện ngày càng giàu đẹp và văn minh hơn.

Theo Hà Hoàng/TTV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN