Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi để thoát nghèo ở miền núi xứ Nghệ

15:35 | 24/11/2023

DNTH: Gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, người dân huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An phải từng bước chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để giải bài toán thoát nghèo.

Chuyển đổi trồng lúa sang trồng lạc

Những ngày này, người dân xã biên giới Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) đang tất bật thu hoạch lạc. Điều đáng nói, trước đây những rẫy lạc này vốn là rẫy trồng lúa. Song vì hạn hán, chuột phá hoại… lúa rẫy thường bị mất mùa. Năm 2020, một số người dân mua giống lạc về trồng thử nghiệm. Không ngờ cây phát triển nhanh, xanh tốt, cho thu nhập cao nên diện tích ngày càng được mở rộng.

Anh Nhang Phò Trang (trú bản Pà Ca) cho biết, rẫy lạc rộng chừng 0,7 ha gần nhà vốn là rẫy lúa được canh tác từ lâu, mới được chuyển sang trồng lạc từ 2 năm trước. Năm 2022, vợ chồng anh trồng 60kg lạc giống, thu về 21 triệu đồng. Năm nay, vợ chồng anh gieo 80kg lạc giống, ước tính thu về 25 triệu đồng.

“Trồng lạc khỏe lắm, chỉ cần gieo giống rồi làm cỏ ít bữa xong chờ thu hoạch thôi. Trước đây, rẫy nhà ta trồng lúa được có 10 triệu, giờ trồng lạc thu nhập cao hơn”, anh Trang nói.

Theo người dân địa phương, các đỉnh núi và sườn núi ở Nậm Cắn khá dốc, đất sét pha cát rất thích hợp với cây lạc. Lạc được trồng từ tháng 8, khoảng 3 tháng sau thì cho thu hoạch.

Bà Ven Thị May (59 tuổi, trú bản Pà Ca) cho biết, lạc của bà con người Khơ Mú trồng trên các đỉnh núi đảm bảo sạch, bởi từ khi trồng đến thu hoạch người dân không sử dụng bất kỳ loại phân bón, thuốc trừ sâu nào. Lạc sau khi thu hoạch được thương lái về tận nơi thu mua với giá 15.000 đồng/kg lạc tươi; 22.000 - 25.000 đồng/kg lạc khô. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của phần lớn người Khơ Mú ở xã biên giới Nậm Cắn.

Sự kiện - Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi để thoát nghèo ở miền núi xứ Nghệ (Hình 2).
Từ khi chuyển đổi cây trồng thì người dân đã có thu nhập khá hơn trước.

Ông Lầu Bá Chày, Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn cho biết, toàn xã hiện có khoảng 70 ha lạc, được trồng tập trung ở 3 bản, nhiều nhất ở bản Pà Ca. Đây là bản có 100% là người dân tộc thiểu số Khơ Mú sinh sống. Ở miền biên viễn này, lạc được người dân trồng trên những đỉnh núi cao gần 1.000 m so với mực nước biển.

“Cùng một diện tích, khi trồng lạc cho thu nhập cao gấp đôi so với trồng lúa. Hiện xã đang tìm thêm một số giống lạc mới phù hợp với đất đai, khí hậu. Đặc biệt là tìm được đầu ra ổn định để giúp người dân mở rộng diện tích trồng lạc, xóa đói giảm nghèo”, ông Chày nói.

Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn cho biết thêm, thời gian tới, xã sẽ nghiên cứu thêm một số giống phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây để nhân rộng thêm. Ngoài vận động bà con chuyển đổi cây trồng, xã cũng bố trí người hướng dẫn thêm kỹ thuật cho bà con để giúp người dân tự tin canh tác, từ đó nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện

Bên cạnh việc chuyển đổi cây trồng, huyện Kỳ Sơn còn phối hợp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An triển khai nhiều dự án phát triển vật nuôi. Trong đó, điển hình là dự án bảo tồn và phát triển giống gà đen đặc sản ở xã Na Loi, Mường Lống.

Qua quá trình nghiên cứu, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các nhà khoa học đầu tư, hỗ trợ cho các hộ về con giống cũng như khoa học kỹ thuật. Sau quá trình sản xuất gà đen phát triển rất tốt, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, được người tiêu dùng thực sự yêu thích. Từ vài hộ được hỗ trợ, sau 5 năm phát triển, người dân đã mở rộng quy mô và liên kết lại với nhau thành lập Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi gà đen, có thể cung cấp con giống đến gà thương phẩm cho thị trường.

Sự kiện - Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi để thoát nghèo ở miền núi xứ Nghệ (Hình 3).
Chè Tuyết San ở xã Huồi Tụ cũng là một trong mô hình đưa người dân thoát nghèo.

Ông Vi Oanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho hay, Kỳ Sơn là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Nghệ An, có 5 dân tộc: Mông, Khơ Mú, Thái, Hoa và Kinh cùng sinh sống. Do địa hình chủ yếu là núi cao, thói quen canh tác còn lạc hậu nên đời sống của bà con còn nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nơi đây cũng có nhiều đặc điểm riêng biệt để phát triển. Vì vậy, hiện huyện đang tập trung xây dựng mô hình liên kết, chuỗi giá trị với 5 mô hình: Chuỗi liên kết gà đen, Sản xuất chè Tuyết San ở xã Huồi Tụ, mở rộng diện tích hồng Nhân Hậu; ở các vùng có khí hậu ôn đới như Na Loi, Nậm Càn, Chuỗi sản xuất sắn nguyên liệu…

Theo đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Sơn, nhờ những nỗ lực trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của chính quyền và người dân đã đem lại hiệu quả tích cực, đời sống bà con nhờ đó được nâng cao; qua đó đảm bảo an ninh lương thực.

Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn, nên người dân nơi đây vẫn rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành. “Để thực hiện chương trình mục tiêu vùng đồng bào dân tộc miền núi trong giai đoạn sắp tới, bên cạnh việc tăng cường tập huấn, đưa khoa học kỹ thuật giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất, huyện Kỳ Sơn đặc biệt ưu tiên bảo tồn, phát triển những cây, con bản địa qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp người dân ổn định thu nhập”, ông Oanh nói.

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hiệu quả sản xuất từ Diễn đàn Khuyến nông@

DNTH: Trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức nhiều diễn đàn Khuyến nông @, qua đó đã giúp cho bà con nông dân nâng cao được kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng cơ hội kết nối sản xuất và tiêu...

Khuyến khích nông dân đa dạng con nuôi thủy sản để tăng thu nhập

DNTH: Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh dự báo tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt khoảng 195.000 tấn, tăng khoảng 3.000 tấn so năm 2023, vượt kế hoạch đề ra 7,19 % về tăng giá trị sản xuất và...

Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm

DNTH: Thủy sản được xác định là mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình và có những đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế những năm qua.

Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo

DNTH: Để góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa...

Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen

DNTH: Hiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi...

Xuất cấp hạt giống cây trồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái

DNTH: Ngày 1/11, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1319/QĐ-TTg về việc xuất cấp hạt giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái.

XEM THÊM TIN