Manulife Việt Nam: Năm 2021 lỗ kỷ lục hơn 4.700 tỷ đồng dù lãi đậm nhờ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu
15:47 | 04/05/2022
DNTH: Báo cáo tài chính năm 2021 của Manulife Việt Nam ghi nhận lợi nhuận trước thuế bị âm 5.927 tỷ đồng và sau thuế lỗ 4.741 tỷ đồng. Sau hơn chục năm kinh doanh tại Việt Nam, hãng bảo hiểm nay vẫn đang lỗ lũy kế 7.960 tỷ đồng.

Công ty TNHH Manulife Việt Nam vừa công bố Báo cáo tài chính năm 2021 với kết quả kinh doanh sa sút bất ngờ. Cụ thể, năm 2021, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 24.144 tỷ đồng, tăng 22,6% so với mức thực hiện năm 2020.
Còn doanh thu hoạt động tài chính tăng 8,5% so với năm 2020, đạt 5.068 tỷ đồng. Trong đó lãi từ đầu tư trái phiếu tăng 20,8%, lãi từ mua bán cổ phiếu tăng 621%, tương đương lần lượt đạt 2.357 tỷ đồng và 1.352 tỷ đồng. Do chi phí tài chính tăng mạnh ở mức gần 65,7%, lợi nhuận từ hoạt động này chỉ nhích nhẹ gần 2%, đạt 4.261 tỷ đồng.
Ngoài ra, Manulife Việt Nam ghi nhận thu nhập khác tăng gấp đôi lên 1.525 tỷ đồng.
Tuy nhiên, năm 2021, tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 41%, đạt hơn 27.793 tỷ đồng. Trong đó chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm là hơn 24.309 tỷ đồng, chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm (bao gồm chi phí hoa hồng và chi phí khác) là hơn 3.483 tỷ đồng.
Chi phí tăng mạnh hơn doanh thu khiến Manulife Việt Nam lỗ gộp hơn 3.649 tỷ đồng, trong khi năm 2020 ghi nhận lãi gộp hơn 33,6 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các loại chi phí, lợi nhuận trước thuế của Manulife Việt Nam bị âm 5.927 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 4.741 tỷ đồng, gấp 2,9 lần khoản lỗ năm 2020 bất chấp doanh thu tăng trưởng mạnh.

Tính đến 31/12/2021, Manulife Việt Nam ghi nhận số lỗ lũy kế lên tới 7.960 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2020. Điều này có thể lý giải được trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài hơn 2 năm qua khiến các doanh nghiệp bảo hiểm chịu áp lực rất lớn trong việc chi trả viện phí, dịch vụ y tế, các nghĩa vụ bảo hiểm cho khách hàng.
Đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Manulife Việt Nam đạt 92.967 tỷ đồng, tăng 50% so với thời điểm đầu năm.
Báo cáo tài chính năm 2021 cho thấy, các khoản đầu tư ngắn hạn của Manulife Việt nam tăng 36,5%, đạt hơn 14.424 tỷ đồng. Trong đó các khoản đầu tư vào cổ phiếu là hơn 5.810 tỷ đồng, tăng thêm 1.200 tỷ đồng so với đầu năm. Tiền gửi ngắn hạn tăng thêm hơn 1.800 tỷ đồng lên mức 6.527 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong năm 2021, Manulife Việt Nam rót hơn 685 tỷ đồng vào đầu tư ngắn hạn trái phiếu doanh nghiệp, trong khi đầu năm 2021 không ghi nhận giá trị ở khoản mục này.
Các khoản đầu tư dài hạn cũng tăng 37% so với đầu năm, đạt hơn 53.746 tỷ đồng chủ yếu là đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính quyền địa phương.
Hiện, vốn điều lệ của Manulife Việt Nam đã tăng từ 13.095 tỷ đồng lên 22.220 tỷ đồng, tăng trưởng gần 70% trong năm qua, vươn lên vị trí số 1 công ty bảo hiểm có vốn điều lệ lớn nhất, vượt mặt Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD). Nhưng do khoản lỗ luỹ kế chưa phân phối 7.960 tỷ đồng ở thời điểm cuối năm 2021 nên vốn chủ sở hữu của công ty sụt giảm chỉ còn hơn 14.385 tỷ đồng, thấp hơn giá trị của vốn điều lệ.
Mặc dù Manulife Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh doanh bảo hiểm đều đặn trong giai đoạn năm 2015-2021, công ty này chỉ báo lãi năm 2016 và 2019 lần lượt đạt 372 tỷ đồng và 1.031 tỷ đồng. Còn các năm khác công ty đều báo lỗ sau thuế từ 312 tỷ đồng – 4.741 tỷ đồng.
Hải Hà
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Manulife Việt Nam /
- bảo hiểm nhân thọ /
- Lợi nhuận /
- trái phiếu /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...