MBS liên tiếp "rót" 300 tỷ đồng vào trái phiếu FLC

20:19 | 16/05/2019

DNTH: Ngoài số dư tiền trên tài khoản chuyên thu trái phiếu, các lô trái phiếu này còn được đảm bảo bằng tổng cộng 272 lô biệt thự, liền kề thuộc dự án FLC Sầm Sơn giai đoạn 2.

272 lô biệt thự, liền kề thuộc dự án FLC Sầm Sơn giai đoạn 2 được sử dụng để làm tài sản đảm bào cho các trái phiếu FLC mà MBS đã mua.

272 lô biệt thự, liền kề thuộc dự án FLC Sầm Sơn giai đoạn 2 được sử dụng để làm tài sản đảm bào cho các trái phiếu FLC mà MBS đã mua.

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) vừa thông báo việc hoàn tất phát hành lô 1 triệu trái phiếu có mã FLCBOND2019-02, với tổng giá trị 100 tỷ đồng (mệnh giá: 100.000 đồng/trái phiếu).

Đây là các trái phiếu không chuyển đổi, có bảo đảm, với kỳ hạn 02 năm và hình thức trái phiếu là bút toán ghi sổ.

Kết quả phát hành cho thấy, Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) là nhà đầu tư đã mua trọn vẹn lô trái phiếu trên và trở thành trái chủ duy nhất của 100 tỷ đồng trái phiếu FLCBOND2019-02.

Đáng chú ý, MBS chính là đơn vị sắm vai “tổ chức tư vấn phát hành”, và cả “đại lý phát hành trái phiếu” cho FLC trong đợt phát hành trái phiếu này.

Và nên biết, ít ngày ngày trước đó, chính MBS cũng là cái tên đã đầu tư 200 tỷ đồng để mua trọn vẹn lô trái phiếu tương ứng của FLC, với mã FLCBOND2019-01.

Như vậy, trong một thời gian ngắn, MBS đã liên tiếp rót 300 tỷ đồng vào trái phiếu FLC để hoàn tất 2 thương vụ mà công ty chứng khoán này được sắm vai tổ chức tư vấn phát hành.

Lợi tức “hậu hĩnh”

Sở dĩ nói là “hậu hĩnh” bởi FLC chào lãi suất khá cao cho cả 02 lô trái phiếu đã nêu.

Theo đó, trong năm đầu tiên – tương ứng với 04 kỳ tính lãi (03 tháng/kỳ) – các trái phiếu sẽ được áp dụng mức lãi suất cố định, ở 11,3%/năm.

Lãi suất áp dụng cho kỳ tính lãi tiếp theo, hay nói cách khác là năm còn lại, sẽ được thả nổi. Nó được tính bằng Lãi Suất Tham Chiếu của kỳ tính lãi đó cộng 4,0%/năm.

Trong đó, Lãi Suất Tham Chiếu dùng để tính lãi suất cho mỗi Kỳ Tính Lãi là bình quân lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng Đồng Việt Nam, trả sau thông thường kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng tham chiếu bao gồm Vietcombank (áp dụng cho Chi nhánh Sở Giao dịch), BIDV (áp dụng cho Sở Giao dịch 1), Vietinbank (áp dụng cho Chi nhánh Hà Nội) và MBBank (áp dụng cho sở giao dịch 1).

Cần thiết phải nói rằng với mức lãi suất trên, FLC đã cam kết dành cho các trái chủ mức lợi tức trái phiếu khá cạnh tranh. Nó gần gấp đôi mức lãi suất huy động phổ biến mà hầu hết các ngân hàng hiện đang mời chào các khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm (dao động từ 6 – 7%/năm tùy ngân hàng) và khó có thể thấp hơn mức lãi suất cho vay phổ biến mà các nhà băng đang cung cấp cho các khoản vay đạt chuẩn.

So sánh với một số thương vụ phát hành trái phiếu gần đây, nó cũng nhỉnh hơn đáng kể.

Chẳng hạn, TCBS vừa hoàn tất mua 1.500 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Dịch vụ NewCo với quyền lợi: Lãi suất danh nghĩa là 10,35%/năm cho kỳ tính lãi đầu tiên. Đối với kỳ tính lãi cho 3 kỳ sau kỳ tính lãi đầu tiên, lãi suất được tính bằng tổng của 2,42%/năm và lãi suất tham chiếu. Còn đối với các kỳ tính lãi tiếp theo, mức lãi suất bằng tổng của 3,42%/năm và lãi suất tham chiếu.

Hay VCBS và Vietinbank Insurance cũng vừa quyết định mua trọn lô 200 tỷ đồng trái phiếu (kỳ hạn 2 năm kể từ ngày 18/03/2019) của CTCP Đầu tư Văn Phú – Invest (HoSE: VPI) với lãi suất cố định áp dụng cho năm đầu tiên là 9,5%/năm và năm sau là 9,7%/năm.

Lấy gì đảm bảo?

Theo công bố, FLC sẽ sử dụng 02 hạng mục tài sản để đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng FLCBOND2019-02, bao gồm: (1) Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai và các quyền, lợi ích có liên quan của 86 lô biệt thự, liền kề thuộc dự án FLC Sầm Sơn giai đoạn 2, được quy định chi tiết tại Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; (2) Toàn bộ số dư tiền trên tài khoản chuyên thu trái phiếu hoặc/và hợp đồng tiền gửi từ tài khoản chuyên thu trái phiếu.

Tương tự với lô trái phiếu 200 tỷ đồng FLCBOND2019-01, tài sản đảm bảo là: (1) Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai và các quyền, lợi ích có liên quan của 186 lô biệt thự, liền kề thuộc dự án FLC Sầm Sơn giai đoạn 2, được quy định chi tiết tại Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; (2) Toàn bộ số dư tiền trên tài khoản chuyên thu trái phiếu hoặc/và hợp đồng tiền gửi từ tài khoản chuyên thu trái phiếu.


Được biết, sau 12 tháng kể từ ngày phát hành (26/4/2019), tổ chức phát hành (tức FLC) có thể đề nghị mua lại trái phiếu vào bất kỳ thời điểm nào và bằng bất kỳ phương thức nào phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành./.Dù MBS được xem là một thành viên của MBBank nhưng trong cả 2 thương vụ trái phiếu FLC vừa nêu mà MBS đã mua, đại lý quản lý tài sản đảm bảo đều là Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Sở Giao dịch.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN