Miến gạo Quỳ Chính: Gian nan đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng

08:44 | 30/08/2019

DNTH: Nhắc đến xã Vân Diên – Nam Đàn, là nhắc đến miến gạo Quỳ Chính sản phẩm kết tinh từ hạt gạo thơm ngon tại miền quê xứ Nghệ. Tuy biết nhưng chỉ biết đến bó miến trần, mà vùng quê nào cũng có. Còn bó miến được đóng bao bao bì sạch đẹp, có nhãn mác, mã vạch… thì ít người biết và ít người được thưởng thức. Nó chỉ được dùng để làm quà tặng và trưng bày ở các gian hàng, hội chợ do các cơ quan chức năng thực hiện như lời của vị lãnh đạo địa phương nói.

Được biết xóm Quy Chính 1 và 2 xã Vân Diên huyện Nam Đàn được công nhận làng nghề từ năm 2006, làng có truyền thống làm nghề sản xuất miến gạo, bánh đa từ lâu đời. Nhiều hộ dân nơi đây đã làm từ 30 đến 40 năm theo hình thức cha truyền con nôi . Nghề chế  biến miến gạo, bánh đa đã tạo công ăn việc làm, giúp nhiều gia đình làm giàu chính đáng. Sản phẩm miến của làng được tiêu thụ ở nhiều nơi như Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Vinh, Hà Tĩnh…. Các hộ dân có thể trực tiếp đưa miến đi nhập, hoặc thương lái sẽ đến lấy tận nhà. Trừ chi phí, mỗi năm làng nghề cũng thu về từ gần 20  tỷ đồng, góp phần đem lại cuộc sống no ấm, khá giả và diện mạo nông thôn mớikhang trang cho làng Quy Chính.

Gạo khang Dân được ngâm sau đó say nhỏ.

Tuy nhiên việc sản xuất miến bún gạo tại làng nghề này theo hướng tự phát theo kiểu mạnh ai người ấy làm. Trong cả khâu sản xuất và tiêu thụ, nên việc kiểm soạt vấn đề chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm nằm ở cái tâm người sản suất. Ngoài ra việc sản xuất theo hộ gia đình sẽ tạo ra gánh nặng trong vấn đề ô nhiểm môi trường sống, khi sản xuất tạo ra lượng nước thải khổng lồ có mùi hôi thối. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới thương hiệu miến gạo Quỳ Chính, nếu không có hướng đi đúng đắn một ngày nào đó người tiêu dụng sẽ quay lưng lại. Đó sẽ là một mất mát lớn với người dân và chính quyền nơi đâu.

Đứng trước thực trạng đó đầu năm 2018, khi tổ chức JICA của Nhật Bản về khỏa sát làng nghềnơi đây. Và nhận thấy, sản phẩm này này hoàn toàn sạch, được làm từ 100% từ làm gạo Khang dân, không chất bảo quản và chất tạo độ dai và độ sáng. Cùng với chính quyền địa phương họ đã giúp người dân thiết kế bao bì, nhãm mác và hỗ trợ may móc để sản xuất giúp nâng cao sản xuất. Trên cơ sở đó, người dân nơi đây đã thành lập hợp tác xã gồm 24 thành viên do chị Nguyễn Thị Thanh làm tổ trưởng. Từ đó sản phẩn miến gạo Quỳ Chính đã được đóng bao bì, có nhãn mác, mã vạch để truy nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên điều đáng buồn là sản phẩn được đóng gói đó, chỉ được xuất hiện trong giỏ quà tặng. Trên các kệ hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm của hội chợ, các buổi hội thảo về đặc sản địa phương… Và được bán một ít tại của hàng rau sạch và siêu thị đặc sản… Còn tiêu thụ rộng rãi trong nhân dân tuyết nhiên vẫn các bó, bún khô trần như bao sản phẩm cùng chủng loai của địa phương khác. Người tiêu dụng chỉ biết là miến gạo Quỳ Chính qua miệng của người bán, tuyệt nhiên không có một dấu hiệu nào để nhận biết.

Công đoạn sản xuất miến sạch của HTX.

Trao đổi về việc này chi Thanh cho biết “ Hợp tác xã được thành lập đầu năm 2018, tuy nhiên sản phẩm của HTX không cạnh tranh được với miến của bà con sản xuất trôi nổi. Do khi đóng gói sản phẩm chúng tôi phải chọn miến loại A, không có miến rời, con mất công đóng gói, nên gia thành bị đội lên. Vì vậy 1kg bán ra khoảng 25 ngàn /kg, trong khi đó miến của bà con chỉ bán có 16- 18 ngàn/ kg. Cùng với  tâm lý tiêu dụng của người dân ham đồ rẻ, và chưa có thói quen vào siêu thị và các cựa hàng đồ sạch chỉ ưa thịch nhanh gọn và rẻ nên các mẹt hàng ở chợ luôn được lựa chọn hàng đầu. Mong muốn của tôi là có được chính quyền các cấp quan tâm tạo điều kiện giao một mãnh đất riêng để thành lập trụ sở. Khi đó sẽ vận động bà con vào HTXtổ chức sản xuất theo đúng quy trình, khi đó sẽ cho ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị của miến.  Đó là hướng đề thương hiệu miến ở đây đến với tận bếp ăn của từng gia đình, vươn xa khỏi lũy tre làng đến với mọi miền tổ quốc và thế giới”.

Đóng gói các sản phẩm Miến gạo Quỳ Chính của hợp tác xã.

Cũng mang nặng tâm sự như chị Thanh, ông Đinh Văn Đoài là thành viên của HTX cho biết thêm. “ Nhà tôi làm miến này đã có trên 40 năm, hiện tại đang đạo tạo con em là lớp kế cận. Bó miến là cứu cánh để ngày xưa nhà tôi xóa đói giảm nghèo, nay nó là phương tiện để gia định làm giàu, bơi vậy khi nghe tin thành lập HTX tôi xung phong vào đầu tiên. Tôi xác định đó là  cách để đưa bó miến vươn xã hơn nữa, tuy nhiên gần hai năm này nhà tôi cũng mới chỉ bán được miến trần, còn miến đóng gói có tên, có mí  vạch, chất lượng cao tháng chỉ được vài chục túi. Không biết khi nào hết cảnh toàn làng nghệ sản xuất miến trần và bị thương lại ép mua như thế này nữa.”

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay tại xóm Quỳ Chính 1 và 2 xã Vân Diên có tới số người làm miến chiến trên 50% lao động của xã. Nhiều hộ gia đình một ngày có thể làm hết từ 3 đến 4 tạ gạo, với 1 tạ cho ra 92 - 95 kg miến khô, sau khi trừ các khoản chi phí một tạ gạo mang lại cho bà con khoản 250 đến 300 ngàn. Miến làm ra đến đâu được thương lái vào tận nhà để thu mua. Như vậy có thể nhận thấy, miến gạo Quỳ Chính có một sức hút không nhỏ, góp phần đưa kinh tế địa phương phát triển như ngày nay.

Được biết vấn đề phát triển sản phẩm có đặc sảntrên địa bàn huyện Nam Đàn nói chung và Miến gạo Quỳ Chính nói riêng. Huyện Nam Đàn trong thời gian qua đã làm khá tốt, như nâng cấp chất lượng các sản phẩm trên địa bàn huyện theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn chung của nhà nước; hoàn thiện các sản phẩm từ quy cách đóng gói, hệ thống nhận diện và đăng ký bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm. Hi vọng khi Nam Đàn được chọn xây dựng huyện NTM kiểu mẫu, sẽ là đòn bẩy để Miến gạo Quỳ Chính nói riêng và các sản phẩm khác nói chung phát triển mãnh mẽ.

 

                                                                                                Ngọc Giáp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Sữa bột bổ sung tổ yến Vinamilk mới – bố mẹ yên tâm bé hấp thu tốt, bắt kịp đà tăng trưởng

Sản phẩm mới Dielac Grow Plus có Tổ Yến được Vinamilk giới thiệu như giải pháp hữu hiệu giúp cách cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi của bé nhờ sự kết hợp của bộ ba dưỡng chất “tổ yến”, “lợi khuẩn” và...

Nông dân thu tiền triệu nhờ đặc sản "tôm bay", dân thành phố lùng mua cũng không có

Cứ mỗi độ hè về món “tôm bay” đã trở thành đặc sản xuất hiện trên bàn ăn của nhiều gia đình. Tại các chợ dân sinh dạo gần đây rộ rao bán các loại châu chấu với giá khá đắt từ 250.000 – 300.000 đồng/kg nhưng nhiều người...

Đà Nẵng: Công nhận 4 sản phẩm thương mại đặc trưng

UBND thành phố vừa có quyết định công nhận các sản phẩm đạt “Sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của thành phố Đà Nẵng năm 2019” - Danang Value 2019. Chứng nhận “Danang Value” nhằm tôn vinh những sản phẩm thương mại mang nét...

Quảng Nam: Đậm đà dư vị nước mắm Cửa Khe Hai Hiền

Nước mắm Cửa Khe (xã Bình Dương, Thăng Bình) là sản phẩm thắm đượm hồn quê, thơm ngon tinh khiết, chỉ được chế biến từ cá cơm than không lẫn với bất kỳ hải sản nào.

Sữa bột trẻ em Vinamilk Dielac Grow Plus có Tổ Yến – Giải pháp dinh dưỡng mới cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Với mong muốn mang đến những giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ em, góp phần vào mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, Vinamilk đã cho ra mắt sản phẩm sữa bột “Dielac Grow Plus có Tổ Yến”. Sản phẩm mới này là...

'Dệt' hương cho trà

Chẳng biết tự bao giờ, người Việt Nam có thú uống trà ướp hương hoa. Ðể rồi, nâng chén trà lên, vừa được nhâm nhi hương vị của trà, vừa thưởng thức hương hoa của bốn mùa. Người Hà Nội cầu kỳ trong lối ăn, lối chơi, nên có...

XEM THÊM TIN