Miền tây Xứ Nghệ: Nơi còn nhiều bản làng khát điện

09:09 | 16/03/2021

DNTH: Các huyện miền núi, miền Tây xứ Nghệ chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh với địa hình chủ yếu là đồi núi, nơi 39% dân số là bà con đồng bào DTTS. Hàng năm thu ngân sách ở địa phương không đủ để bù chi thường xuyên. Một trong những nguyên nhân chủ yếu để các huyện này vẫn chưa phát triển là cơ sở hạ tầng còn yếu hoặc thiếu. Trong đó nhức nhối nhất vẫn là vấn đề điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với đầu tàu là Tập Đoàn điện lực Việt Nam ( EVN).

Theo số liệu từ dự án “Cấp điện nông thôn từ điện lưới Quốc gia tỉnh Nghệ An”, hiện nay Nghệ An vẫn còn 153 thôn bản ở vùng núi rẻo cao chưa có điện lưới Quốc gia - đây là con số khá lớn. Trong đó, nhiều nhất là Kỳ Sơn 78 bản; kế đến Quỳ Châu 13 bản, Quế Phong 12 bản... 

Từ số liệu đó cho thấy huyện Kỳ Sơn vấn đề điện lưới là nhức nhối nhất. Là huyện miền núi nghèo nhất tỉnh Nghệ An, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao (46,11%). Đặc biệt, các xã vùng sâu vùng xa có kết cấu hạ tầng yếu kém, hệ thống lưới điện chưa tới hết được các thôn bản. Hiện tại huyện Kỳ Sơn có 191 bản, tuy nhiên hệ thống cấp điện từ lưới điện Quốc gia chỉ mới cung cấp cho 98 bản. Trong năm 2020 có 08 bản được đầu tư dự án cấp điện nông thôn từ nguồn năng lượng tái tạo và có 07 bản xây dựng hệ thống cấp điện nông thôn từ nguồn năng lượng tái tạo, có 07 bản xây dựng hệ thống cấp điện từ điện lưới Quốc gia. 

Học sinh, con chữ và ánh đèn dầu

 Còn lại 78 bản chưa có điện. Đây là những bản rẻo cao, địa hình đồi núi hiểm trở, xa lưới điện Quốc gia, xa đường giao thông; dân cư ở rải rác, thưa thớt; 

 Không có điện khiến đời sống người dân ở 78 bản này hết sức khó khăn, các công cụ sản xuất có sử dụng năng lượng điện không thể ứng dụng vào sản xuất gây nên việc năng suất lao động thấp làm tăng tỷ lệ đói nghèo. Các phương tiện truyền thông, tivi, điện thoại… không có điện để sử dụng, nên người dân không thường xuyên cập nhật các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Tuy nhiên đây là huyện có vị trí địa chính trị hết sức quan trọng, bởi đồng bào DTTS chiếm đa số. Lại là huyện có biên giới giáp với nước bạn Lào. Việc phát triển KT- VH- XH ở đây có ý nghĩa lớn trong việc giữ vững an ninh biên giới, ổn định tình hình chính trị. 

Ánh sáng văn minh đến với bản xa.

Ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: “Huyện miền núi Kỳ Sơn có rất nhiều khó khăn trong điều kiện phát triển kinh tế, nên nguồn thu ngân sách huyện eo hẹp, do đó việc đầu tư hệ thống lưới điện đến thôn bản từ lưới điện Quốc gia không thể thực hiện được”.

Thực tế, việc giải phóng mặt bằng các huyện miền núi như Kỳ Sơn rất khó khăn, nhất đoạn qua rừng phòng hộ. Địa hình thi công chủ yếu đồi núi hiểm trở, bên sông bên núi nên dựng hệ thống cột điện ngoài hành lang an toàn giao thông gặp trở ngại lớn, có chỗ gần như bất khả kháng. Huyện rẻo cao lại thường xuyên bị mưa lũ, sạt lở, có những thời điểm phải ngừng thi công cả tháng trời. Nguồn vật liệu phụ tại địa phương không có sẵn phải vận chuyển từ nơi xa về gây khó khăn trong quá trình cung ứng vật liệu và tiến độ của công trình… Dẫn đến chi phí lắp đặt rất đắt, gấp nhiều lần so với bình quân chung nên cần vốn đầu tư rất lớn. 

Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một doanh nghiệp lớn của Nhà nước, nhưng ở những nơi quá khó khăn như vậy, với bài toán lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí phải bù lỗ nhiều, có thể nói họ chưa thật sự mặn mà đầu tư. Thực tế cho thấy ở những huyện miền núi như Kỳ Sơn.  Việc bố trí người để ghi và thu tiền điện của người dân hàng tháng đã là một vấn đề. Đó là chưa nói đến vận hành, bảo trì, bảo dưỡng đường dây, trạm biến áp..

Trong khi đó, dự án đưa điện về thôn bản, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn trung hạn của nhà nước giai đoạn 2021-2025 bố trí, với 85% nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và 15% nguồn vốn của EVN.  

Điện “cù” một đặc sản của miền tây Xứ Nghệ

Những nguyên nhân đó tạo ra hiện tượng “cái khó nó bó cái khôn”, lãnh đạo các cấp, các thời kỳ muốn mang “ánh sáng văn minh” đến với bản làng là rất khó. Không có điện lưới, bà con nơi đây không tiếp cận được với những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh. Bởi vậy mọi mặt trong cuộc sống nơi đây không phát triển được. Vô tình, việc không có điện tạo ra một vòng tuần hoàn trong nghèo đói. 

Trước tình hình ấy, UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương (Ngoài phần ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo tiêu chí tính điểm) với tổng kinh phí 292 tỷ đồng để đầu tư xây dựng dự án: Cấp điện đến thôn bản từ lưới điện Quốc gia trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

Hi vọng, Chính phủ tiếp tục quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ tỉnh Nghệ An, đặc biệt là Kỳ Sơn - huyện rẻo cao diện 30a, khó khăn nhất tỉnh Nghệ An, thuộc nhóm các huyện nghèo nhất cả nước, giúp đẩy nhanh việc đưa điện lưới Quốc gia về các bản còn lại trong thời gian sớm nhất; để những bản vắng, bản xa được sáng đèn, góp phần đẩy được cái đói, xóa được cái nghèo.

                                                                                              

 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025

DNTH: Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá về đích thực hiện Kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngành tập trung chuyển đổi mạnh tư duy từ...

Tiếng chổi làng nghề dệt mùa xuân mới

DNTH: Khi những rộn ràng của Tết vang vọng về, những làng nghề chổi tre và chổi chít tại xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vẫn miệt mài giữ nhịp sống riêng. Tiếng chổi khẽ quét trên nền đất, tiếng gõ nhịp của những bàn tay...

Một huyện của Tiền Giang đã thả 500.000 con ong ký sinh chỉ để tìm diệt một loài động vật quái ác hại dừa

DNTH: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) tích cực duy trì việc nhân nuôi ong ký sinh kiểm soát sâu đầu đen tại huyện. Đến nay, đơn vị đã phóng thích được hơn 500.000 con ong ký sinh ra các vườn dừa ngăn...

Hơn 1.000ha lúa vừa gieo sạ bị ngập úng do mưa lũ

DNTH: Quảng Ngãi Diễn biến mưa lớn dài khiến nước lũ dâng cao, gây ngập gần 60 nhà dân và ngập úng hơn 1.200ha lúa đã gieo sạ tại thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi).

Nông dân Kon Tum hướng đến làm du lịch nông nghiệp

DNTH: Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những hoạt động thiết thực đồng hành cùng hội viên nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nói chung, mô hình phát triển du lịch nông thôn nói...

Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị ở Lạng Giang

DNTH: Với nhiều cách làm sáng tạo, nỗ lực và quyết tâm cao trong thực hiện kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, từng bước chuyển mình mạnh mẽ và...

XEM THÊM TIN