Minh Hóa: Rừng vẫn tiếp tục chảy máu ở huyện miền núi tỉnh Quảng Bình

11:57 | 07/07/2021

DNTH: Những năm gần đây, dù đã được chính phủ và nhà nước tích cực trồng cây lâu năm với mong muốn được phục hồi lại những khu rừng xanh mát tự nhiên đã mất. Rừng phục hồi chưa thấy đâu mà việc phá rừng vẫn bị lâm tặc ngày đêm đốn hạ tan hoang, trong khi đó lượng chức năng và chính quyền của địa phương vẫn chưa nắm được tình hình.

aaa
Những cây gỗ bị phá trong rừng tự nhiện tại bản Phú Minh, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Rừng bị phá trước chốt liên ngành.

Theo nguồn tin từ quần chúng nhân dân địa phương cung cấp, phóng viên (PV) TC. Doanh nghiệp và Thương hiệu đã có chuyến thâm nhập vùng rừng tự nhiên thuộc địa bàn thôn Phú Nhiêu và bản Phú Minh, xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) để ghi nhận cảnh tàn phá rừng tự nhiên tại đây.

Chốt liên ngành của Hạt kiểm lâm Minh Hóa đóng trên địa bàn thôn Phú Nhiêu.
Chốt liên ngành của Hạt kiểm lâm Minh Hóa đóng trên địa bàn thôn Phú Nhiêu.

Để vào khu vực rừng tự nhiên bị tàn phá, phóng viên phải đi qua chốt Liên ngành tại Eo Lang Thang đóng trên địa bàn thôn Phú Nhiêu đường để dẫn vào rừng tự nhiên trên địa bàn xã Thượng Hóa.

Từ trạm chốt liên ngành Eo Lang Thang đi vào khu vực rừng tự nhiên giáp ranh với Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng khoảng 3 giờ đi bộ, PV được tận mắt chứng kiến rất nhiều cây gỗ cổ thụ bị đốn hạ. Dọc hai bên đường đi sâu vào rừng, những cây rừng bị đốn hạ rải rác chỉ còn trơ lại những bìa gỗ và gốc cây.

Những tấm gỗ bị xe thịt còn sót lại tại khu vực khai thác.
Những tấm gỗ bị xẻ thịt còn sót lại tại khu vực khai thác.

Đặc biệt đến những điểm có tọa độ 05.02308E – 19.53’742N, 05.01894E – 19.53633N thì số lượng cây gỗ rừng bị cưa xẻ rất nhiều. Tại hiện trường, gỗ bị xẻ đưa ra khỏi rừng chỉ còn lại những gốc cây gỗ lớn có đường kính 40cm đến gần 1m cùng bìa vỏ và ngọn cành sót lại. Ngọn cành và thân cây có thứ đã khô, có những dấu vết còn mới, PV chưa xác định được chủng loại gỗ.

Cây gỗ bị phá tại bản Mò O Ồ Ồ
Những cây gỗ bị phát tại bản Mò O Ồ Ồ.

Ngoài ra, tại bản Mò O Ồ Ồ (xã Thượng Hóa – huyện Minh Hóa) cách đồn Biên phòng Cà Xèng khoảng 500m. Từ nguồn tin của người dân cung cấp, một khoảnh đất lâm nghiệp có cây gỗ tái sinh bị phát (chặt) trắng với diện tích hàng nghìn m2 mà chính quyền địa phương không biết, cũng như lực lượng chức năng không có động thái ngăn chặn hay báo cáo để chính quyền nắm rõ và có biện pháp xử lý kịp thời.

Cơ quan chức năng chưa rõ.

PV đang làm việc với ông Nguyễn Công Chung - Hạt trưởng hạt kiểm lâm Minh Hóa.
Phóng viên làm việc với ông Nguyễn Công Chung - Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Minh Hóa.

Từ sự việc trên PV liên hệ làm việc với ông Nguyễn Công Chung - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa cho biết: “lực lượng kiểm lâm huyện thường xuyên phối hợp với xã, Kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Đồn Biên phòng Cà Xèng, ban quản lý rừng cộng đồng thôn Phú Nhiêu đi kiểm tra, bảo vệ rừng. Cũng có khi những đợt kiểm tra đoàn bỏ lọt hoặc kiểm tra chưa đầy đủ, đi chưa đến nơi đến chốn. Tôi sẽ cho anh em kiểm tra lại và xác định tọa độ các vị trí PV cung cấp”.

Sau khi được PV phản ánh và cung cấp hình ảnh rừng bị phá, ông Chung hứa sẽ đi kiểm tra và xử lý ngay. Sau khi báo cáo nhanh với lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm ông Chung đã nhận được chỉ đạo là phối hợp cùng phóng viên kiểm tra và báo cáo…

Theo như lời ông Trần An Chung - Trạm trưởng trạm Kiểm lâm Thượng Hóa (Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa) cho rằng: “Trạm chỉ có 4 người, phải trực cả 2 chốt, trong khi diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng 2 xã Thượng Hóa và Trung Hóa hơn 41.000ha nên có lúc phát hiện vụ việc để xử lý chưa kịp thời”.

PV cung cấp hình ảnh rừng bị phá với ông Đinh Minh Hương - PCT huyện Minh Hóa
Phóng viên cung cấp hình ảnh rừng bị phá cho đồng chí Đinh Minh Hương - Phó chủ tịch huyện Minh Hóa

Phóng viên liên hệ làm việc với đồng chí Đinh Minh Hương - Phó chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, Quảng Bình trả lời: “Chúng tôi đã nắm bắt được sự việc, tôi đã chỉ đạo cho Hạt Kiểm lâm và chính quyền xã ngay lập tức vào cuộc xác minh làm rõ và báo cáo UBND huyện ngay trong tuần này”.

Khi chúng tôi đặt vấn đề về trách nhiệm để xẩy ra hiện tượng lấn chiếm, đốn hạ hàng chục cây gỗ liệu chính quyền sở tại và chủ rừng có biết không? đã làm tròn trách nhiệm mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó chưa thì ông Hương không trả lời.

Sót lại là những gốc cây và bìa gỗ, cùng mạt cưa vương vãi tại điểm khai thác.1
Sót lại là những gốc cây và bìa gỗ, cùng mạt cưa vương vãi tại điểm khai thác.

“Lâm tặc” cưa xẻ gỗ trong rừng với quy mô lớn, để đưa được gỗ ra khỏi rừng phải đi qua trạm chốt liên ngành Eo Lang Thang (có 5 người trực) và theo con đường độc đạo ra ngoài đường Hồ Chí Minh để tiêu thụ. Rừng cộng đồng khu vực thuộc thôn Phú Minh và Thôn Phú Nhiêu (xã Thượng Hóa – huyện Minh Hóa) bị tàn phá người dân địa phương biết, thế nhưng cơ quan chức năng quản lý, bảo vệ rừng lại chưa nắm được?

Sót lại là những gốc cây và bìa gỗ, cùng mạt cưa vương vãi tại điểm khai thác.
Sót lại là những gốc cây và bìa gỗ, cùng mạt cưa vương vãi tại điểm khai thác.

Qua vụ việc trên các cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết sự việc như thế nào và cơ quan tổ chức nào phải chịu trách nhiệm khi để “lâm tặc” tàn phá rừng. Chúng tôi sẽ làm rõ và tiếp tục cập nhật.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN